Chống hàng nhái, hàng giả: Giải pháp nào để ngăn chặn hiệu quả?
Hà Nội: Thành làng tỷ phú nhờ trồng mai trắng / Ninh Bình: Thu chục tỷ đồng/năm nhờ nuôi con đặc sản
Nhiều kết quả tích cực
Từ khi thành lập BanChỉ đạo 389 quốc gia (tháng 4/2014), với hệ thống từ Trung ương xuống cấp quận, huyện, đến nay, các bộ, ngành đã thành lập BCĐ 389 như: Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ.
UBND 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập BanChỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Qua đó, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực vào cuộc. Chính vì vậy, kết quả phát hiện, xử lý trong những năm gần đây đều tăng đáng kể.
Lực lượng chức năng tỉnh quảng bình đang kiểm tra hàng hoá qua Cửa khâủ quốc tế Cha Lo.
Tạitỉnh Quảng Bình, trong năm 2019, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát những địa bàn trọng điểm như: Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cửa khẩu Cà Ròong, khu vực cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
Qua kiểm tra, kiểm soát, những hàng hóa chủ yếu là mỹphẩm, đồ chơi, quần áo, giày dép, pháo... Năm 2018, các lực lượng chức năngtỉnh Quảng Bình đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 2.802 vụ/2.497 đối tượng (tăng 7,52% so với năm 2018).
Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý hành chính 2.569 vụ, số vụ vi phạm bị xử lý hình sự 161 vụ. Tổng tiền phạt hành chính, tiền bán hàng tịch thu, tiền truy thu thuế và giá trị hàng tịch thu chưa bán hơn 51,5 tỷ đồng (sovới năm 2018 giảm 7,9%).
Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Văn Hệ - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết, thời gian qua, tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo đã nổi lên hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép nhiều hàng hoá qua biên giới với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Việc vận chuyển được tổ chức chặt chẽ, có sự chuẩn bị, tính toán đến các phương án đối phó với lực lượng kiểm tra, kiểm soát. Phương thức vận chuyển hàng lậu, hàng cấm có thay đổi so với trước, như: xé lẻ hàng hóa để vận chuyển trên nhiều phương tiện, để lẫn với các loại hàng hóa có đầy đủ hóa đơn chứng từ, sử dụng biển số giả…
Lực lượng chức năng Quảng Bình bắt giữ vụ vận chuyển thuốc lá lậu vận chuyển bằng đường bộ trên địa bàn.
“Trong thị trường nội địa, hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả tuy không nhiều và không bày bán công khai nhưng cũng khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Hàng hóa nhập lậu, hàng cấm được cất giấu, khi người tiêu dùng có nhu cầu mua mới đưa ra bán, làm khó cho công tác kiểm tra”, ông Hệ cho hay.
Trước diễn biến phức tạp và thủ đoạn tinh vi của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trong năm 2020 Ban chỉ đạo 389 tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ và xử lý các trường hợp vi phạm.
“Trong đó, các lực lượng chú ý tập trung vào các địa bàn trọng điểm của tỉnh. Trong đấu tranh chống gian lận thương mại, tập trung vào quản lý hóa đơn chứng từ, đo lường xăng dầu, quản lý niêm yết giá, bán theo giá niêm yết…”, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho hay.
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng
ÔngNguyễn Xuân Quang - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnhQuảng Bình cho biết, đã yêu cầu các lực lượng chức năng tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh để triển khai quyết liệt, toàn diện các hoạt động trên lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đồngthời, theo dõi diễn biến, tình hình thị trường nhằm có những chỉ đạo kịp thời; tập trung kiểm tra, rà soát vào các địa bàn trọng điểm như cáccửa khẩu quốc tế, đường bộ, đường hàng không.Tăng cường lực lượng, kiểm tra truy quét, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Ông Nguyễn Xuân Quang yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh cần tiếp tục công tác phòng chống nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém trên địa bàn.
Bên cạnh đó, ôngQuang cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tiếp tục côngtác tuyên truyền, vận động người dân cũng cần được tăng cường cung cấp thông tin đầy đủ về giá cả hàng hóa, thực phẩm an toàn, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, các ngày lễ…, từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; góp phần tạo ra môi trường kinh doanh, sản xuất lành mạnh.
Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đòi hỏi cần có sự tham gia của doanh nghiệp - chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy định, đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật.
Sự liên kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Doanh nghiệp không được buông lỏng quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật.
Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại đến các cơ quan thực thi để tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phát triển sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; có kênh phân phối và chính sách hậu mãi chăm sóc khách hàng hiệu quả, nhanh chóng, hiện đại; đáp ứng nhu cầu và tạo niềm tin cho đại đa số người tiêu dùng sẽ góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh