Chủ động biến nguy thành cơ trong các vụ kiện phòng vệ thương mại
Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu / Doanh nghiệp 'tăng tốc' phát triển nhờ văn hóa khai vấn
Vụ việc điều tra phòng vệ thương mại tăng từng ngày
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 28/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từViệt Nam.Hay mới đây, Ủy ban Chống bán phá giá Úc (ADC) thuộc Bộ Công nghiệp, Khoa học và Tài nguyên Úc đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng thanh cốt thép cán nóngnhập khẩu có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Ông Chu Thắng Trung,Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hiện các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đang tăng từng ngày. Theo đó, đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, trong đó chiếm một nửa là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp và chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, các vụ điều tra phòng vệ thương mại đang phủ rộng đến nhiều mặt hàng, nhất là mặt hàng kim loại (thép, nhôm), hoá chất, chất dẻo; các mặt hàng nông lâm sản (gỗ và sản phẩm gỗ). “Hầu hết các vụ điều tra đều liên quan đến mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Như vụ Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế tủ gỗ, bàn trang điểm, đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,4-3,5 tỷ USD (năm 2023)hay vụ Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá pin năng lượng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ USD (năm 2023)”, ông Trung cho hay.
Đáng chú ý, theo lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại, trong thời gian gần đây, các quốc gia gia tăng các vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do sự dịch chuyển sản xuất cũng như các thị trường cáo buộc hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang bị thị trường áp dụng với hàng hóacác quốc gia khác. Nếu như trước đây, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại tập trung vào gian lận, không khai báo đúng xuất xứ,hiện nay tập trung điều tra hàng hoá sản xuất có tạo ra nhiều giá trị gia tăng tại Việt Nam hay không hay chỉ thực hiện một số công đoạn sản xuất.
Hoa Kỳ hiện là thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng hóaxuất khẩu Việt Nam. Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, ngay trong tháng 10/2024 đã có 2 mặt hàng của Việt Nam bị nguyên đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Theo đó, hàng hoá xuất khẩu Việt Nam đã đối diện với 4 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại trong chưa đầy 30 ngày từ thị trường Hoa Kỳ.Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Hoa Kỳ tăng điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh, riêng 9 tháng 2024, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 88 tỷ USD; ngoài ra, hiện Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên hàng hoá xuất khẩu thường bị vào tầm ngắm điều tra phòng vệ thương mại.
Biến nguy cơ thành cơ hội
Ông Ngô Sĩ Hoài, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ, ngay giai đoạn khởi kiện doanh nghiệp đã bị thiệt hại và quá trình điều tra doanh nghiệp luôn trong trạng thái "đứng ngồi không yên". Nếu bị áp thuế với mức thuế cao giống nhưbị “cấm vận” không có cách nào xuất khẩu hàng hoá.
Trước “làn sóng” điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng, cần có sự chuẩn bị trang bị kiến thức, kỹ năng phòng vệ. Đặc biệt, khi bị điều tra, cần có sự hợp tác, khai báo thông tin đầy đủ với cơ quan điều tra một cách cẩn thận, đặc biệt không thể “khoán trắng” cho luật sư trong vụ việc.
“Doanh nghiệp có kỹ năng phòng vệ thương mạisẽ không bị liệt vào danh sách đen. Do đó, trong nguy có cơ, nếu tăng cường quản trị doanh nghiệp, thực hành trách nhiệm giải trình, sản xuất minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội phát triển triển thị trường, xuất khẩu bền vững”, ông Hoài nói.
Thời gian tới, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp xuất khẩu xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài thông qua các chương trình, hoạt động trọng tâm. Trong đó, Cục sẽ tăng cường nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, triển khai các hoạt động cảnh báo sớm, phân tích đánh giá các mặt hàng có nguy cơ, rủi ro cao về điều tra phòng vệ thương mại từ các thị trường. Đồng thời, Cục sẽ triển khai các hoạt động tham mưu Bộ Công Thương, Chính phủ để có chính sách ứng phó hiệu quả với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường nước ngoài.
Về phía cơ quan Thương vụ, ông Đỗ Ngọc Hưng cũng thông tin, ở góc độ tại thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cam kết luôn luôn ủng hộ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ để các doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt nhất trong vụ kiện. Đồng thời, Thương vụ sẽ luôn, và tiếp tục theo dõi số liệu xuất nhập khẩu, thu thập thông tin từ nhiều bên liên quan để có thể cảnh báo sớm các vụ kiện có thể xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 3/12/2024: Đồng USD tăng mạnh trở lại, về mốc 106
Việt Nam là điểm đến quốc tế phát triển nhanh chóng của AirAsia
Tiền nhàn rỗi đổ vào ngân hàng đạt mức kỷ lục
Giá nông sản ngày 3/12/2024: Cà phê giảm mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá bất động sản tăng gần 60% trong 5 năm
TP Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón