Chủ tịch Sài Gòn Book: Khách hàng khắt khe hơn và cẩn trọng hơn trong việc chi tiêu từng đồng
Hà Nội: Đột kích 4 điểm kinh doanh, thu giữ hơn 1.500 sản phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng / Thị trường xăng dầu diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo "nóng"
Đến thời điểm hiện tại, mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn có những diễn biến khá phức tạp thì Việt Nam chúng ta đã cơ bản khống chế và kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Các hoạt động sản xuất kinh doanh dã dần đi vào ổn định ở trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì GDP quý I/2020 chỉ đạt 3,82% được cho là thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cảnh báo nền kinh tế của chúng ta sẽ thực sự “thấm đòn” vào quý II/2020.
Như vậy, mặc dù nền kinh tế đang dần được khôi phục trở lại, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa thấy nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình doanh thu của các DN vẫn có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều DN vẫn đang phải gồng mình để cố gắng duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện tại.
Các diễn giả tham gia buổi giao lưu trực tuyến “Đột phá kinh doanh thời Covid” (Ảnh chụp màn hình)
Trong buổi giao lưu trực tuyến “Đột phá kinh doanh thời Covid” mới đây ông Trần Bằng Việt - TGĐ Đông A Solutions cũng đưa ra nhận định của mình. Theo ông Việt thì “GDP của nước ta ở quý I đã thấp rồi nhưng chúng ta cần chờ kết quả ở quý II sẽ phản ánh rõ nét hơn. Quý I chưa đủ tệ đâu, quý II chúng ta mới thấy ảnh hưởng nặng nề ”.
Ông Việt cho biết thêm, thời gian qua một số doanh nghiệp đã ngồi lại và rất thẳng thắn với nhau. Đa phần tất cả đều đang rất khó khăn. Có những DN suốt tháng 4 và tháng 5 vừa rồi doanh số bằng 0 trong khi các khoản chi phí vận hành DN vẫn phải trả. Hiện nay các doanh nghiệp đang phải gồng mình lên rất nhiều để tồn tại.
“Tôi chưa bao giờ thấy các DN gặp phải khó khăn đều như bây giờ. Tất cả đều đang khó khăn nhưng lại ít thấy tín hiệu có thể nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Mình khó khăn, khách hàng của mình khó khăn, khách hàng của khách hàng mình khó khăn”, ông Việt nhấn mạnh.
Ông Phạm Tuấn Quỳnh – Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Book cũng có chia sẻ về tình hình khó khăn của các DN. Dịch bệnh bùng phát cộng thêm giãn cách xã hội làm cho nhu cầu của con người bị thu hẹp dần. Có những DN trước đây doanh thu 1 tháng thu về 9-10 tỷ đồng là bình thường.
Nhưng sau dịch bệnh tháng 3 họ thu về chỉ 500 triệu đồng; đến tháng 5 doanh thu chỉ đạt sấp sỉ 2,8 tỷ đồng đạt khoảng 20-30%. Số tiền thu về này còn ít hơn cả chi phí cố định phải chi trả hàng tháng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì dòng tiền sẽ bị hụt, khả năng trả nợ ngân hàng có vấn đề thì chắc chắn DN này sẽ phá sản.
“Nếu các DN có nội lực không đủ mạnh thì họ chắc chắn sẽ bị phá sản hoàn toàn”, ông Quỳnh nhấn mạnh.
Kế hoạch kinh doanh là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một DN. Thông thường các DN sẽ phải lập kế hoach kinh doanh cho năm mới vào khoảng giữa tháng 10 của năm cũ. Tuy nhiên với những yếu tố tác động khách quan diễn ra bất ngờ như dịch bệnh Covid-19 vừa rồi thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện cũng như kế hoạch và chiến lược kinh doanh của các DN đã xây dựng trước đó.
Khi kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính bị đảo lộn bắt buộc phải thay đổi thì giải pháp duy nhất cho các doanh chủ lúc này là phải ngồi xuống và điều tiết lại kế hoạch kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo Tổng giám đốc Đông A Solutions để làm được điều này trước tiên các doanh chủ phải xác định được ta đang ở đâu. Phải xác định được môi trường kinh doanh xung quanh mình có thay đổi gì không? Phải xác định được bối cảnh cạnh tranh của mình thay đổi như thế nào?
“Đừng nghĩ mình là doanh nghiệp, mà hãy mang tâm thế của một người mới đang khởi nghiệp. Làm cách nào để có tiền, tìm ra lợi thế kinh doanh của mình để khai thác mới là kẻ chiến thắng. Còn nếu cứ không chịu thay đổi cứ bám vào và vũng vẫy trên đống bùn thì sớm muộn gì cũng thất bại”, ông Việt nhấn mạnh.
Bên cạnh đó Tổng giám đốc Đông A Solutions còn chia sẻ: “Không có kế hoạch kinh doanh nào có thể biết trước được dịch bệnh Covid-19 hết. Kế hoạch chỉ là cái dự báo, vạch ra để đạt được điều mình mong muốn nhưng luôn luôn phải thích ứng với thị trường, luôn luôn phải đong đếm thị trường, nếu ngoài ngưỡng bất bình thường cần phải ngay lập tức xem xét điều chỉnh lại kế hoạch”.
Để có thể tồn tại và phát triển được trong giai đoạn dịch bệnh là một điều không hề dễ dàng. Về vấn đề này Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Book cho rằng việc nhìn nhận lại bản thân mình ở thời điểm hiện tại là yếu tố sống còn của DN.
Cũng theo ông Quỳnh, Covid-19 giúp các doanh nhân dám làm, dám cắt bỏ các thứ trước đây mà nếu như trong điều kiện bình thường họ không bao giờ giám cắt giảm. Bên cạnh đó đây là thời điểm các chủ doanh nghiệp cần xem lại lợi thế cạnh tranh của mình là ở đâu. Đầu tiên cần phải xem lại sản phẩm. Thời điểm dịch bệnh Covid-19 xảy ra sẽ có những sản phẩm không phù hợp nữa cần xem xét để thay đổi cho phù hợp với nhu cầu mới của thị trường.
Cũng theo Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Book thì “bây giờ khách hàng đã khắt khe hơn và cẩn trọng hơn trong việc chi tiêu từng đồng. Vì vậy DN cần phải định nghĩa lại xem mình mang lại những giá trị gì cho khách hàng và giá trị đó có thiết thực hay không thì hãy làm”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nghiên cứu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào thị trường Mỹ
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Bất động sản, hàng không, bán lẻ được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững