Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn: Hậu Covid-19, DN phải tranh thủ làm những điều mà Việt Nam chưa từng làm được
Ngành Dệt may kiến nghị Thủ tướng tiếp tục tạo điều kiện cho sản xuất và xuất khẩu khẩu trang y tế / Văn Phú Invest sắp ghi nhận gần 1.500 tỷ doanh thu từ dự án Grandeur Palace Giảng Võ
Ông Huỳnh Bửu Sơn được biết đến là một chuyên gia kinh tế cao cấp của Việt Nam. Ông đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Tại buổi Tọa đàm trực tuyến với nội dung “Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng” diễn ra mới đây ông đã có những nhận định về tình hình khó khăn cũng như những cơ hội của nền kinh tế Việt Nam khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.
Ông Huỳnh Bửu Sơn - Chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp.
Theo ông Sơn nhận định, tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ nằm trong một chuỗi cứ 5-10 năm lại xảy ra một lần. Càng này nó sẽ càng nguy hiểm hơn do con người tàn phá môi trường làm môi trường sống của động vật hoang dã bị thu hẹp. Vì vậy chúng ta cần sống chung với dịch để thích nghi và tồn tại.
Bên cạnh đó trong khi cả thế giới bị đại dịch tàn phá nặng nề thì ở Việt Nam số người nhiễm bệnh nằm trong Top thấp nhất thế giới và hiện tại chưa có người tử vong thì đây là một điều rất đáng mừng.
Ông Sơn cho biết thêm: "Thời gian qua, tuy Covid-19 làm đình trệ nền kinh tế nhưng có một số doanh nghiệp (DN) hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi dịch. Họ vẫn sản xuất, xuất khẩu và trả lương đầy đủ cho anh em công nhân. Một số DN khác mặc dù có giảm bớt sản xuất nhưng vẫn duy trì ở mức 70%. Ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ là ngành du lịch. Với những ngành bị ảnh hưởng nặng nề thì theo ông Sơn sẽ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước".
"Đặc biệt, du lịch là một trong những ngành cần sự quan tâm nhiều nhất của Chính phủ để hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong tương lai đây là ngành công nghiệp không khói sẽ mang lại nguồn ngoại tế lớn cho nước ta", ông Sơn nhấn mạnh.
Về gói hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ông Sơn nhận định: Theo thông tin ông được biết thì hiện nay mới chỉ có chưa đầy 20% DN vừa và nhỏ tiếp cận được với gói hỗ trợ này. Ông Sơn cho rằng cần xem lại, bởi vì việc quan trọng nhất trong thời điểm này là làm thế nào để có thể phục hồi lại được nền kinh tế thì mới có thể thu dụng lại được lao động, mới phục hồi được nhu cầu tiêu dùng. Nếu sức mua chưa tăng thì chưa thể phục hồi được.
Nếu tình trạng thất nghiệp tăng đồng nghĩa với sức mua sẽ giảm. Như vậy thì ngay cả ngành sản xuất nội địa cũng bị ảnh hưởng chứ không chỉ riêng xuất khẩu. Chúng ta cần xem xét lại để đưa dòng tiền về đúng địa chỉ, đúng người. Nếu nói đây là trận chiến thì chúng ta phải hành sử như trong thời chiến phải hết sức khẩn trương.
Cũng theo ông Sơn, hậu Covid -19 Chính phủ nên thành lập một Ban để xem xét đánh giá chi tiết nhằm đưa ra các dự báo chính xác về những diễn biến trên thế giới như thế nào. Từ đó có những đối sách phù hợp và phổ biến đến các DN ở Việt Nam.
Sau đại dịch sẽ có hai kịch bản rất rõ ràng: Thứ nhất là các nước trên thế giới sẽ không tin tưởng nhau và sẽ dựng lên những hàng rào để cho các nước tự lo liệu cho chính mình. Đây chính là kịch bản suy tàn của nền kinh tế toàn cầu. Kịch bản thứ 2 là các nước sẽ xích lại gần nhau hơn, đoàn kết, ôn hoàn và hợp tác chặt chẽ với nhau. Đây là kịch bản cho sự thồn thịnh của thế giới. Tuy nhiên thời gian tới sẽ diễn biến theo kịch bản nào thì rất khó để đoán trước.
Để đánh giá về tình hình khôi phục nền kinh tế Việt Nam trong 3-6 tháng, ông Huỳnh Bửu Sơn nhận định: "Mặc dù chúng ta rất lạc quan, nhưng trong thời gian từ 3 – 6 tháng tới với tình hình chung như hiện tại thì chúng ta cũng khó có thể làm được gì. Thời gian vừa qua chúng ta giống như người bị bệnh vừa mới khỏe lại sẽ không làm được gì nhiều mà việc cứu nguy cho các DN cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Việc chúng ta cần làm bây giờ là làm cách nào để tỷ lệ thất nghiệp giảm đi".
Cũng theo ông Sơn, thời điểm này DN nên tập trung vào việc hồi sức để làm sao có thể khỏe mạnh trở lại và tập trung bổ sung hoàn thiện các khiếm khuyết trong thời gian tới. Ông cũng nhận định trong 3-6 tháng tới nền kinh tế ở các nước châu Âu và các nước Bắc Mỹ khó để có thể tái khởi động trở lại.
Vốn xuất thân là dân ngân hàng, ông Huỳnh Bửu Sơn lại đưa ra quan điểm riêng của mình về vấn đề các doanh nghiệp đang gặp khó khăn muốn gọi vốn để duy trì hoạt động. Theo ông Sơn: “Chúng ta nên đặt ra câu hỏi vì sao phải đi vay vốn? Nếu kinh doanh đã đình trệ, kiệt quệ, không có tiền duy trì doanh nghiệp và trả lương nhân viên thì vay vốn để làm gì? Chẳng lẽ đi vay vốn để tiêu dùng thì làm gì có tiền để trả? Và với mục tiêu như thế thì sẽ không ngân hàng nào cho vay cả”.
Vị chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng: Hệ thống tín dụng, tài chính nói chung của chúng ta còn một số bất cập, không đáp ứng được nhu cầu vay nợ và nhu cầu vốn cho DN khởi nghiệp. Nhiều DN gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn chung của xã hội.
Ông Sơn cũng cho biết thêm: "Ở các nước đang phát triển có Ngân hàng thương mại phục vụ cho nguồn vốn lưu động. Đầu tư một phần trung và dài hạn. Bên cạnh đó có một hệ thống Ngân hàng phát triển là dành cho các dự án của các DN. Nó được tách biệt khác nhau. Có hợp tác xã tín dụng, có các quỹ cho những người tiếp cận những dòng vốn rất nhỏ. Có rất nhiều loại phục vụ nhu cầu vốn của các DN. Cá lớn tiếp cận mồi lớn, cá nhỏ, cá lòng tong có thể tiếp cận vốn nhỏ".
Tại sự kiện này ông Sơn cũng đưa ra những nhận định của mình về những cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam có được với dòng vốn FDI đang dịch chuyển. Ông cho rằng: "Việc thay đổi chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đã bắt đầu manh nha từ cách đây mấy năm rồi. Dịch bệnh bùng phát góp phần đẩy nhanh tiến độ của việc này. Tuy nhiên trong cơ hội chúng ta cũng có thách thức rất lớn".
Theo ông Sơn, nếu chúng ta không có những thay đổi cho phù hợp thì các nước đến rồi sẽ lại đi. Để làm tốt được việc này, thứ nhất chúng ta cần tạo một môi trường đầu tư, một sân chơi thật sự tốt và bình đẳng cho dòng vốn FDI cũng như hoàn thiện cả về pháp luật, tiếp cận nguồn tài chính trong nước lẫn nguồn tài nguyên, nhân lực trong nước.
Thứ hai, những chính sách về kinh tế vĩ mô, về tỷ giá, lãi suất phải được hoàn thiện để nền kinh tế có chi phí thấp, chứ không phải là lãi suất cao như hiện nay. Nếu việc này kéo dài thì chúng ra rất dễ để vụt mất cơ hội này.
"Việc tập trung nâng cao năng suất lao động để nâng cao thu nhập là vô cùng quan trọng cho sự phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai. Phải tranh thủ lúc này để làm những điều mà chúng ta chưa làm được. Phải xây dựng thêm các ngành công nghiệp phụ trợ để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của Việt Nam. Nếu không làm được việc này thì mãi chúng ta sẽ chỉ là đất nước gia công sản phẩm thôi, sẽ lọt vào cái bẫy thu nhập trung bình thấp và cơ bản thì sẽ rất khó để phát triển kinh", ông Sơn nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông