Thị trường

Chuyện làm kinh tế xanh ở xứ sở mộng mơ

Theo UNEP, nền kinh tế xanh hướng đến cải thiện đời sống con người, công bằng xã hội, giảm thiểu hiểm họa môi trường và tình trạng khan hiếm tài nguyên.

Nhức nhối về nguồn gốc nông sản xuất khẩu / Thêm ‘cửa sáng’ cho xuất khẩu gạo thương hiệu Việt

Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng kinh tế, cơ hội việc làm, giảm thiểu đói nghèo đều được điều tiết bởi sự đầu tư có mục tiêu vào môi trường và xã hội. Nói một cách đơn giản, kinh tế xanh là vừa hướng đến một nền kinh tế hài hòa với môi trường, vừa tạo ra những "cỗ máy xanh" cho nền kinh tế, tức tìm kiếm lợi nhuận một cách thân thiện với môi trường.

Chuyện làm kinh tế xanh ở xứ sở mộng mơ - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Cơ hội cho phát triển nông nghiệp - dược liệu quý

Việt Nam là đất nước khí hậu nhiệt đới gió mùa với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng là quốc gia được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao với các nguồn dược thảo quý,.. Đây là một trong những lợi thế, cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế xanh.

Ở một phạm vi hẹp và cụ thể hơn, trong khuôn khổ dự án "Nhân rộng các sáng kiến thương mại gắn với bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực thuốc thảo dược tại Việt Nam" do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Theo đó, thông qua các dự án thành phần thuộc 27 tỉnh, thành là đối tác để thực hiện việc hỗ trợ ngành dược liệu Việt Nam trong việc quản lý nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học hiệu quả và có các chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn Thương mại Sinh học có Đạo đức (Ethical BioTrade - EBT).

Theo kế hoạch này, Đà Lạt - Lâm Đồng đã được chọn là nơi cần được quản lý và phát triển cây nguyên liệu Atiso. Đây là cơ hội rất tốt để Lâm Đồng biến cây Atiso thành một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế xanh.

Chuyện làm kinh tế xanh ở xứ sở mộng mơ - Ảnh 2.

Phát triển cây Atiso nguyên liệu

 

Atiso là một trong những cây trồng đặc trưng riêng của Đà Lạt, theo thống kê hiện nay, vùng trồng Atiso đã phát triển trên 100ha, chủ yếu tại Đà Lạt. Địa phương cũng có gần 30 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược liệu, với sản phẩm trà Atiso, cao Atiso hết sức giá trị, đây là điều kiện thuận lợi, và cũng là đòi hỏi bắt buộc với địa phương phải xây dựng và phát triển các vùng trồng Atisô nguyên liệu đủ về sản lượng và đạt về chất lượng.

Theo nghiên cứu, hiện nay nông dân chủ yếu làm nông nghiệp theo cách tự sản, tự tiêu, tự tìm thị trường nên manh mún... Bài toán này chỉ có thể được giải quyết khi các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng tham gia với người nông dân. Đó là mô hình kết hợp giữa 6 nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối, nếu tách ra thì không thành công.

Câu chuyện này, khi được hỏi về trăn trở cho việc xây dựng một vùng nguyên liệu bền vững, anh Nguyễn Văn Phúc ở phường 11, Đà Lạt chia sẻ: "Với anh, vùng trồng nguyên liệu sẽ có lợi cho cả đôi bên, thay vì thấp thỏm đầu ra như trước đây thì việc ký kết hợp đồng bao tiêu với công ty đã đem lại sự yên tâm về thu nhập cho nông dân".

Ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch hội nông dân xã Xuân Thọ, Lâm Đồng chia sẻ: "Nhờ sự hỗ trợ của Biotrade, nông dân đã quan tâm mở rộng diện tích trồng Atiso. Với vai trò chính quyền địa phương, cũng đã giúp liên kết giữa bà con nông dân với các nhà khoa học để mở lớp nâng cao kỹ năng canh tác".

Bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng Giám đốc Công ty Ladophar cho biết: "Chúng tôi liên kết với nông dân, bởi họ làm nông giỏi, còn mình giúp họ áp dụng khoa học kĩ thuật, quy trình chăm sóc, thu hái và phải giám sát họ. Nếu nói về những sản phẩm đa dạng từ Atiso thì các doanh nghiệp tại Lâm Đồng không thua kém gì các nước trên thế giới. Nhưng nói về một vùng nguyên liệu bền vững thì vẫn là trăn trở của không ít doanh nghiệp. Hiện tỉnh Lâm Đồng đang mở rộng vùng nguyên liệu Atiso về huyện Lạc Dương nơi có khí hậu và thổ nhưỡng tương tự Đà Lạt để có một vùng nguyên liệu dồi dào hơn".

 

Vùng trồng Atiso theo tiêu chuẩn châu Âu

Hiện có một bất cập với vùng trồng Atiso nguyên liệu ở Lâm Đồng là mỗi doanh nghiệp một quy trình, một chuẩn đầu ra nên nông dân cũng canh tác theo những hướng rất khác nhau. Vì vậy, dự án giúp người trồng Atiso hướng tới một chuẩn chung được công nhận bởi cộng đồng quốc tế tốt cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay nhiều vùng trồng Atiso tại Lâm Đồng đã chuyển sang canh tác tự nhiên và sử dụng phân chuồng, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, hạn chế các mầm bệnh phát sinh trong quá trình sinh trưởng của Atiso.

Chuyện làm kinh tế xanh ở xứ sở mộng mơ - Ảnh 3.

Dự án đã hỗ trợ nông dân theo một chuỗi khép kín từ khâu canh tác/trồng trọt, đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp. Hàng nghìn nông dân yên tâm canh tác đạt chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc).

Tại vùng trồng Atiso Lâm đồng, 7 nguyên tắc vàng được BioTrade luôn khuyến khích người nông dân, tập trung vào tính bền vững: cho môi trường, cho phát triển kinh tế xã hội, trong mối quan hệ giữa các bên tham gia từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây cũng chính là những nguyên tắc mà các đối tác châu Âu chấp thuận.

 

Lâm Đồng được Chính phủ đánh giá là địa bàn trọng điểm trong quy hoạch phát triển dược liệu. Atiso là một trong các dược liệu được ưu tiên. Những vườn Atiso theo tiêu chuẩn châu Âu vẫn đang được mở rộng ở Đà Lạt, Dự kiến, Dự án Biotrade sẽ hỗ trợ nông dân xây dựng 50 chuỗi giá trị dược liệu trên khắp Việt Nam, tạo ra các sản phẩm thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao, sẵn sàng chinh phục thị trường châu Âu khi hiệp định EVFTA thực sự mở toang cánh cửa vào miền đất hứa này.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm