Nhức nhối về nguồn gốc nông sản xuất khẩu
Long An: Giám sát tiêu hủy trên 1 tấn nguyên liệu dùng sản xuất mỹ phẩm / Bộ Công Thương bất ngờ đề xuất rút phương án điện một giá
Hơn một tháng qua, nhiều nhà vườn ở HTX xoài Mỹ Xương (Cao Lãnh - Đồng Tháp) vô cùng bức xúc khi 2 mã số vùng trồng của HTX bị doanh nghiệp mạo danh và tuỳ tiện sử dụng để XK xoài sang Trung Quốc. Hậu quả là HTX xoài Mỹ Xương bị phía Trung Quốc gạch tên khỏi danh sách mã số đăng ký xuất khẩu vào thị trường này.
Hết cửa xuất ngoại vì bị mạo danh
Việc "xài chùa" mã số vùng trồng không chỉ ảnh hưởng đến các đơn vị chủ sở hữu mã số ngay trong vụ xuất khẩu tới, mà đang ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của xoài Cao Lãnh.
Tuy nhiênđến nay, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT), cho biết vẫn chưa có chế tài xử phạt hành chính cho hành vi vi phạm mã số vùng trồng, chỉ có biện pháp tạm treo mã số đó.
Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, vấn nạn giả mạo, nhập nhèm nguồn gốc nông sản xuất khẩu không phải là mới nhưng rất nhức nhối.
Mới đây, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực đã tạo ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu vào EU, nhất là các nhóm hàng như rau quả, cà phê, hạt tiêu, gạo, thủy sản... với thuế suất về 0%. EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu tại thị trường EU.
Tuy nhiên, nếu không đảm bảo các yêu cầu bắt buộc về truy xuất nguồn gốc, dán nhãn, an toàn vệ sinh..., nông sản Việt Namkhông chỉ đánh mất những cơ hội trên mà còn ảnh hưởng tới uy tín của thương hiệu ở thị trường EU và thế giới.
Điều này cho thấy trong thời gian tới, việc thực thi truy xuất nguồn gốc nông sản tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu là nhiệm vụ cấp bách. Bởi ngay tại thị trường trong nước, vấn đề nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ nông sản cũng đang rất phức tạp.
Điển hình như gạo ST24. Kể từ sau khi được bình chọn là giống lúa ngon nhất thế giới vào năm 2019, ST24 liên tục bị giả mạo thương hiệu.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc CTCP nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết nhiều người quảng cáo mình đang bán gạo giống ST24 ở Sóc Trăng nhưng chỉ người tiêu dùng nào ăn quen mới phát hiện đâu là gạo giả, gạo không đạt yêu cầu. Gạo giống ST24 nhưng phải trồng theo tiêu chuẩn, chất lượng thì mới đạt yêu cầu.
Hơn nữa, người tiêu dùng trong nước có thể khó phân biệt nhưng đến khi xuất khẩu thì khó có thể qua mắt được doanh nghiệp nước ngoài, bởi chất lượng gạo ST24 đã được họ phân tích rất kỹ thông qua nhiều thông số. Nếu xảy ra sự cố, uy tín của gạo ST24 cũng như giá trị của giống lúa này chắc chắn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
Phân công trách nhiệm, tăng cường giám sát
Theo bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch CTCP Bagico (Bắc Giang), bản thân cụm từ truy xuất nguồn gốc đã nằm trong một chuỗi từ sản xuất cho tới tiêu thụ cuối cùng. Mỗi công đoạn truy xuất nguồn gốc thì tại mỗi bộ ngành lại có những phần quản lý khác nhau.
Ví dụ, khi truy xuất nguồn gốc nông sản cần chứng minh mã vùng, mã xưởng, trong khi cơ quan chức năng cho rằng tất cả văn bản có rồi nhưng những cái đó lại dùng cho truy xuất nguồn gốc thực phẩm tiêu dùng trên thị trường trong nước chứ chưa phải yêu cầu mà thị trường nhập khẩu nước ngoài quan tâm.
"Nếu quản lý truy xuất nguồn gốc không chặt trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thì sẽ đem lại nhiều rủi ro lớn, và có thể nhiều doanh nghiệp dẫn đến phá sản", bà Thực cảnh báo.
Chủ tịch CTCP Bagico cũng cho rằng không chỉ riêng Trung Quốc, mà rất nhiều nước cũng như người tiêu dùng đều đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải làm thật và minh bạch. Bởi vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển và đang có rất nhiều công cụ miễn phí cho người dân để họ có thể giám sát được hàng có thật hay không.
"Cho nên, đầu tiên là phải minh bạch thật sự. Doanh nghiệp có thể che mắt người ta một hai ngày nhưng không thể gian dối mãi. Nếu một ngày chỉ cần một thông tin người tiêu dùng phát hiện ra rằng mình làm không thật thì thương hiệu sẽ hoàn toàn sụp đổ", bà Thực nói.
Chủ tịch CTCP Bagico cho rằng doanh nghiệp xuất khẩu có thể chậm một chút, tốn kém chi phí ban đầu một chút nhưng về nguyên tắc phải làm thật. Để làm thật, phải tuân thủ pháp luật, kể cả đó là quy định của nước sản xuất hay nước nhập khẩu.
Cùng với đó, Chính phủ cũng phải kiểm tra các bộ ngành, địa phương xem đã thông báo, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện quy định của nước nhập khẩu đến đâu. Không thể chủ quan, phải làm nghiêm túc việc truy xuất nguồn gốc để tránh tình trạng “vàng thau lẫn lộn”.
Về phần mình, Cục Bảo vệ thực vật cho biết sẽ làm việc cụ thể với từng địa phương nói chung và Đồng Tháp nói riêng để thảo luận cụ thể hơn về việc phân công trách nhiệm, thống nhất về cách thức triển khai thực hiện và tăng cường công tác quản lý vùng trồng không chỉ với sản phẩm xoài mà toàn ngành nông sản trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương hiệu xoài Cao Lãnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi bị mạo danh mã số vùng trồng.