Chuyển sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tiền tỷ mỗi năm
Sẽ xóa bỏ trên 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương Việt Nam - EU / 8 chính sách thương mại, XNK và dân sinh nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 10/2018
Giảm chi phí giấy, mực in, lưu trữ hóa đơn
Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ 1/11/2018, tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT).
"Nếu sử dụng hóa đơn giấy, doanh nghiệp phải chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng đối với trường hợp khách hàng ở xa, người bán phải chuyển phát nhanh hoặc gửi bưu điện hóa đơn trả khách hàng; đặc biệt giảm chi phí lưu trữ hóa đơn", ông Huy nói.
Số liệu khảo sát của Tổng cục Thuế cho thấy, chi phí cao nhất mà doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in là khoảng 2.500 đồng/tờ hóa đơn, tương đương 125.000 đồng/quyển 50 số hóa đơn. Chi phí cao nhất đặt in hóa đơn là 2.000 đồng/tờ hóa đơn, tương đương 100.000 đồng/quyển 50 số hóa đơn. Nếu những đơn vị sử dụng nhiều hóa đơn, thì tổng số chi phí cho việc sử dụng hóa đơn giấy trong một năm là không hề nhỏ.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), số lượng hóa đơn trung bình sử dụng mỗi tháng là 23,6 triệu, tương đương khoảng 283 triệu hóa đơn/năm. Chi phí hóa đơn tự in (chưa tính phần quản lý, lưu kho) khoảng 420đồng/hóa đơn; chi phí hóa đơn điện tử (đã tính chi phí quản lý, lưu trữ) chỉ khoảng 292 đồng/hóa đơn. So sánh như vậy để thấy rằng, với việc sử dụng hóa đơn điện tử, EVN tiết kiệm được gần 130 đồng/hóa đơn so với hóa đơn giấy và giúp EVN tiết kiệm được chi phí hơn 3 tỷ đồng/tháng, khoảng 36 tỷ đồng/năm.
Đối với cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử giúp ngành thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn. Khi toàn bộ doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử, thì ngành thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn, từ đó có thể phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
Bên cạnh đó có thể giúp cơ quan hải quan tại các cửa khẩu, sân bay nhanh chóng có thông tin để thực hiện hoàn thuế. Cơ quan thuế và các cơ quan khác của Nhà nước không tốn chi phí thời gian đối chiếu hóa đơn như hiện nay.
"Sử dụng HĐĐT cònkhắc phục được trình trạng gian lận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên. Thực tế cho thấy, qua công tác quản lý thuế, cơ quan thuế đã phát hiện một số trường hợp ghi số liệu các liên hóa đơn khác nhau, liên 1 là liên lưu và để khai thuế của người bán thì ghi giá trị và tiền thuế thấp để khai thuế thấp, nhưng liên 2 là liên giao cho người mua thì ghi giá trị và tiền thuế cao, nhằm mục đích gian lận thuế", đại diện Tổng cục Thuế nói.
Không nhắm vào hộ kinh doanh nhỏ
Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một điểm đáng chú ý trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP là chính sách miễn phí khi sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp…
“Đây là chính sách rất phù hợp, thuận lợi và đúng với nhu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bởi, với doanh nghiệp quy mô nhỏ, hộ kinh doanh, hàng tháng phải trả vài triệu đồng cho nhà cung cấp dịch vụ để sử dụng dịch vụ HĐĐT có thể là một gánh nặng về chi phí.
Để tránh xáo trộn, ngành thuế sẽ có sự phân loại và cơ quan chức năng sẽ không nhắm vào những hộ kinh doanh nhỏ. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Thuế giá trị gia tăng, Vụ Chính sách, (Tổng cục Thuế), một trong những điểm mới là quy định hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng phải dùng HĐĐTcó mã của cơ quan thuế.
Ngoài ra, hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo bà Hà, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định.
Một điểm mới nữa theo bà Hà là cơ quan chức năng sẽ triển khai thí điểm HĐĐTcó mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính với một số hộ, cá nhân kinh doanh. Những máy tính tiền này sẽ kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Đây là các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi.
BàTạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho rằng, với quy định này, “bà con không quá sợ hãi.” Việc áp dụng HĐĐTtại Nghị định 119 không có nghĩa là ngành thuế nhắm vào những hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu chỉ đủ nuôi sống gia đình mà chỉ tập trung vào những hộ lớn.
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2018 nhưng việc tổ chức thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 1/11/2020. Quy định này có nghĩa kể là từ ngày Nghị định 119 có hiệu lực thi hành, cả cơ quan thuế và người nộp thuế có thời gian 24 tháng để chuẩn bị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh