Thị trường

Sẽ xóa bỏ trên 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương Việt Nam - EU

(DNVN) - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU sẽ xóa bỏ trên 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương giữa hai phía. Việt Nam sẽ xóa bỏ 65% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu từ EU ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Trong 9 tháng Việt Nam xuất siêu sang Anh hơn 3 tỷ USD / Xuất khẩu đạt kỷ lục, Bộ Công Thương dự kiến vượt chỉ tiêu Chính phủ giao

Chu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch INTA, ông Bernd Lange. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ngày 17/10, Ủy ban châu Âu thông qua việc đệ trình Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất tiến trình.
Hiệp định Thương mại tự do được đánh giá sẽ xóa bỏ hầu hết thuế quan đối với hàng hóa giao thương giữa hai phía Việt Nam và EU. Hiệp định Thương mại tự do có những cam kết mạnh mẽ, có tính ràng buộc pháp lý về phát triển bền vững, bao gồm cả việc tôn trọng quyền con người, quyền lao động, bảo vệ môi trường và đấu tranh với biến đổi khí hậu, với tham chiếu rõ ràng tới Hiệp ước Paris.
Nhân dịp thăm Việt Nam, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu, cho biết: Việc ký kết hiệp định sớm hay muộn phụ thuộc trách nhiệm cả 2 phía trong quá trình xem xét phê chuẩn.
Thời gian chờ đợi kéo dài là do việc phiên dịch văn kiện thành 24 ngôn ngữ chính thức gửi đến 28 quốc gia châu Âu nhằm xem xét văn kiện từ đó quyết định nhất trí hay không.
Ông Bernd Lange hi vọng việc ký kết sẽ ra trong tháng 10 tại hội nghị ASEM, diễn ra vào ngày 19/10 tại Bỉ, hoặc muộn hơn vào tháng 11.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU sẽ xóa bỏ trên 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương giữa hai phía. Việt Nam sẽ xóa bỏ 65% thuế NK đối với hàng XK từ EU ngay khi hiệp định có hiệu lực, và các dòng thuế còn lại sẽ được dỡ bỏ dần trong thời gian 10 năm xét tới thực tế là Việt Nam là nước đang phát triển.
Trong Hiệp định Thương mại tự do có những điều khoản giải quyết các hàng rào phi thuế quan đang tồn tại trong ngành ô tô, cũng như bảo hộ chỉ dẫn địa lý (GIs) cho 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống của Châu Âu tại Việt Nam, ví dụ như các GIs như là rượu vang Rioja hay pho mai Roquefort.
Thông qua Hiệp định Thương mại tự do, các công ty EU sẽ có thể tham gia một cách bình đẳng với các công ty trong nước trong các gói thầu mua sắm của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam.
C

Cao Ủy về Thương mại, bà Cecilia Malmströmphát biểu về hiệp định thương mại giữa EU và Việt Nam tại cuộc họp báo ngày 17/10. Ảnh: Ủy ban châu Âu.

Cao Ủy về Thương mại, bà Cecilia Malmström đánh giá: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á, với một thị trường sôi động có trên 95 triệu người tiêu dùng, với tầng lớp trung lưu đang gia tăng về số lượng và một lực lượng lao động trẻ và đầy năng động. Thông qua hai hiệp định này, chúng ta sẽ lan tỏa các tiêu chuẩn cao của châu Âu cũng như tạo ra các cơ hội để thực hiện những thảo luận có chiều sâu về quyền con người và bảo hộ công dân.
"Tôi hi vọng Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu sẽ nhanh chóng phê duyệt hai hiệp định này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người lao động, nông dân và người tiêu dùng gặt hái các lợi ích sớm nhất có thể", bà Cecilia Malmström nhấn mạnh.
Hoàng Tuyết
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm