Thị trường

Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, minh bạch chuỗi cung ứng

Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.

Thận trọng đầu tư vàng trong bối cảnh nhiều biến động của thị trường / Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?

Chú thích ảnh
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam.

Lo lắng và xoay sở

Tại Tọa đàm “Ứng phó thuếđối ứng của Hoa Kỳ” do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 8/4, ông Ngô Sỹ Hoài,Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết: "Đối với ngành công nghiệp gỗ, từ ngày 1/3, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng điều tra, căn cứ khoản 232 năm 1962 cho phép Tổng thống khởi xướng điều tra, áp thuế, hạn ngạch nhập khẩu với mặt hàng đe doạ an ninh Mỹ. Chúng tôi đã phải giải trình, phản biện, hyvọng thuế áp ở mức thấp. Thuế đe dọa an ninh Quốc gia thường 25%, hiện nay, ngành gỗ phải đón thêm thông tin về thuế đối ứng”, ông Ngô Sỹ Hoài chia sẻ.

Việt Nam hiện là quốc gia hàng đầu về chế biến, xuất khẩu gỗ, sau Trung Quốc. Tại Mỹ, xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao 38 - 40% tổng kim ngạch gỗ lên tới 9,4 tỷ USD. Nếu từ ngày 9/4, sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ chịu mức thuế 46%, doanh nghiệp gỗ sẽ không còn biên độ lợi nhuận. Năm 2024, Mỹ là thị trường tiêu thụ 56,4% hàng hóa xuất khẩu gỗ. Việt Nam đã xuất khẩu gỗ sang 161 quốc gia và vùng lãnh thổ, 5 thị trường lớn nhất gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Một số doanh nghiệp Việt Nam đang có những đơn hàng phục vụ phân khúc cao hơn như tham gia đấu thầu cung cấp gỗ cho cung điện, khách sạn cao cấp, nhưng thực tế này không dễ...”, ông Ngô Sỹ Hoài cho biết.

Trước việc áp thuế đối ứng 46% từ Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã dừng ký hợp đồng, tạm dừng xuất khẩu, điều này dẫn đến họ sẽ bị chịu phạt vì vi phạm hợp đồng. Các doanh nghiệp thủy sản e ngại việc sẽ mất thị trường Mỹ, trong khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhất là mặt hàng tôm sú, cá tra... Thị trường này chiếm tới 1,8 - 2,1 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, tác động đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân và doanh nghiệp thủy sản.

 

Chú thích ảnh
Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký VASEP.

Bà Lê Hằng,Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết: “Tại thời điểm Hoa Kỳ công bố áp thuế, Việt Nam có gần 40.000 tấnhải sản đang trên đường đến nước này và các doanh nghiệp lo ngại, không biết số hàng hóa này có bị áp thuế 46% ngay hay không...?”.

Theo bà Lê Hằng, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Mỹ không chỉ chịu riêng mức thuế 46%, mà còn phải chịu nhiều loại thuế khác như: Thuế trợ cấp, thuế chống phá giá... nên tổng thuế phải chịu tối đa lên đến 75%. Mặt khác, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam thường sử dụng phương thức giao hàng CIF, chịu toàn bộ chi phí vận tải, bảo hiểm và thuế trước khi giao hàng cho đối tác. Do đó, mức thuế mới của Hoa Kỳ tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Chú thích ảnh
Ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Dệt may cũng là mặt hàng trong "rổ" hàng hóa chịu tác động mạnh nhất. Ông Hoàng Mạnh Cầm,Phó Chánh Văn phòng HĐQTTập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, với kim ngạch hơn 16 tỷ USD, chiếm 35 - 40% thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng đều đặn, từ năm 2015 đến nay xấp xỉ đạt 6%.

Trong ngắn hạn, xuất khẩu dệt may đi Mỹ sẽ giảm, ông Hoàng Mạnh Cầm kỳ vọng về đàm phán của Chính phủ Việt Nam với Mỹ và những xoay chuyển của các doanh nghiệp trong ngành sẽ giảm thiểu rủi ro. Vinatex dự báo, từ quý II/2025 đơn hàng đi Mỹ sẽ giảm. “Tuy nhiên, chúng ta không quá bi quan bởi lần này, Mỹ đánh thuế với tất cả các nước. Theo nghiên cứu của Vinatex, lần này ít có sự dịch chuyển về chuỗi cung ứng như lần đầu”, ông Hoàng Mạnh Cầm dự báo.

Hiệp hội dệt may tính toán, hiện có 7.000 - 10.000 doanh nghiệp dệt may với sốlượng lao độngtrên 2,5 triệu lao động trực tiếp trong ngành, không tính các ngành phụ trợ liên quan.

 

Tái cơ cấu lại, định vị chuỗi cung ứng

Trước sự biến động về thuế quan, nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp cần tăng cường cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam để có chiến lược phát triển tự chủ, bền vững hơn.

Chú thích ảnh
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy.

Theo ông Nguyễn Quang Huy,CEO Khoa tài chính ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi), Việt Nam cần giải pháp đồng bộ từ doanh nghiệp - Chính phủ - Hiệp hội ngành hàng để tăng cường đối thoại cấp cao với Mỹ; nâng cao năng lực pháp lý và kỹ thuật trong xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đầu tư công nghệ, và đa dạng hóa thị trường.

“Các nước lớn, đặc biệt Mỹ, EU đang sử dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ sản xuất nội địa, an ninh chuỗi cung ứng và kiểm soát cạnh tranh. Các hình thức phòng vệ thương mại sẽ khắt khe hơn, không chỉ là chống bán phá giá, chống trợ cấp mà còn có quy tắc xuất xứ phức tạp. Doanh nghiệp Việt không thể chống đỡ bị động, mà phải chủ động định hình chiến lược thích ứng dài hạn”, ông Nguyễn Quang Huy cho biết.

Theo chuyên gia này, một số trụ cột hành động để hạn chế rủi ro là: Chuẩn hóa và minh bạch chuỗi cung ứng; đầu tư truy xuất nguồn gốc số (blockchain, QR code, mã vạch số hóa) để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ và xuất xứ nội địa rõ ràng; tách bạch rõ ràng nguyên liệu trong nước,nhập khẩu từ nước có nguy cơ cao có xung đột thương mại quốc tế mạnh với Mỹ; đăng ký nhãn hiệu, mã HS, hồ sơ chứng nhận ngay từ đầu để sẵn sàng cung cấp minh chứng khi bị điều tra.

 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý và ứng phó phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp cần chuyển từ ‘gia công giá rẻ’ sang ‘sáng tạo giá trị cao’, thoát khỏi mô hình phụ thuộc nguyên liệu, giá rẻ, gia công... dễ bị cáo buộc bán phá giá”, ông Nguyễn Quang Huy đề xuất.

Chú thích ảnh
Ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế.

Góc độ cơ quan thuế, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, ngành Thuế đã chủ động từ lúc chính quyền Mỹ thay đổi nhiệm kỳ. Trên cơ sở điều hành vĩ mô của Chính phủ, thời gian qua Cục Thuế đã chủ động đề xuất chính sách, tạo ra sức bật cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp trong nước.

Chú thích ảnh
Chính phủ Việt Nam đã chủ động tìm kiếm các giải pháp thương mại linh hoạt, không chỉ với Mỹ mà còn với các đối tác khác để đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh khó khăn.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/CP vềgiảm thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng của đối tác thương mại lớn, trong đó có Mỹ với nhiều dòng thuế về 0%. Theo đó, có 16 nhóm mặt hàng nhập về Việt Nam được giảm thuế như: Ô tô, sản phẩm nông nghiệp, than, gỗ… Đây là bước thiện chí lớn ngay từ đầu của Chính phủ Việt Nam nỗ lực cân bằng cán cân thương mại 2 nước, giúp người tiêu dùng Việt Nam tăng cường sử dụng hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ.

Để ứng phó với quyết định từ phía Mỹ và thúc đẩy tăng trưởng GDP, theo ông Mai Sơn, với doanh nghiệp FDI, Bộ Tài chính sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt với dấu hiệu chuyển giá, quan hệ công ty quốc gia trung chuyển để tránh tình trạng lợi dụng chính sách của Việc Nam là điểm trung chuyển để lách thuế.

“Xây dựng cơ sở dữ liệu chia sẻ với Cơ quan thuế Mỹ, tạo cơ sở cho 2 bên phối hợp hiệu quả ngăn chặn hành vi gian lận thuế xuyên Quốc gia. Bộ Tài chính được Trung ương giao cho Đề tài về phát triển kinh tế tư nhân. Chúng tôi đang nghiên cứu thúc đẩy kinh tế tư nhân, tập trung vào 2 mảng lớn thể chế chính sách và thủ tục hành chính để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp”, ông Mai Sơn cho biết.

 

Ông Phạm Quang Vinh,nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ:

Chờ đợi kết quả đàm phán của đoàn đặc phái viên tại Mỹ

Ngay sau khi Mỹcông bố áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng xuất khẩu đến Mỹ của Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc điện đàm từ phía Việt Nam này được phía Mỹ đánh giá cao. Tuy nhiên, phản ứng tích cực từ phía Mỹ là chưa đủ, bởi báo cáo đặc biệt mới đây của Mỹ nhấn mạnh nhiều tới các rào cản thuế quan, phi thuế quan và hàng hóa xuất xứ Trung Quốc từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng có cơ sở để lạc quan cho rằng cuộc điện đàm này thể hiện ngay từ đầu Việt Nam đã có chủ trương và đường lối đối ngoại đúng đắn, nhằm tạo ra lợi ích hài hòa giữa Mỹ và Việt Nam.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm