Cơ hội bứt phá cho ngành cơ khí Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Đà Nẵng: Xử lý doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhập lậu / Giá Bitcoin tăng vọt: Cơ hội đầu tư hay nguy cơ bong bóng mới?

Ngày 24/7, diễn đàn M-TALKS 2025 với chủ đề "Cơ hội bứt phá chuỗi giá trị ngành cơ khí -chế tạo Việt Nam" đã diễn ratại TP Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút trên250 đại biểu và diễn giả uy tín từ các tổ chức, ngành, doanh nghiệp và chuyên gia quốc tế.
Tại diễn đàn, các diễn giả đều nhận định ngành cơ khí Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong các lĩnh vực gia công kim loại, tự động hóa và sản xuất chính xác. Các công nghệ như máy công cụ CNC, robot công nghiệp và các giải pháp tự động hóa đang giúp nâng cao năng lực sản xuất và giảm chi phí cho doanh nghiệp, mở ra cơ hội gia tăng năng suất và hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, để chuyển đổi thành công, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu nguồn lực nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ lạc hậu và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Việc đầu tư vào công nghệ mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải thiện quy trình sản xuất là điều kiện tiên quyết để ngành cơ khí Việt Nam có thể phát triển.

Tiến sĩ Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) chia sẻ, ngành cơ khí Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường ô tô và ngành công nghiệp chế tạo đang tăng trưởng mạnh. Việc gia công và sản xuất linh kiện chính cho các ngành ô tô, xe máy, điện tử, điện gia dụng tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước.
Không chỉ thế, tiềm năng của ngành cơ khí còn đến từ xu hướng nội địa hóa chuỗi cung ứng, với các lĩnh vực như tự động hóa, gia công chính xác và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ các ngành ô tô, điện tử đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng trong khu vực và ngành cơ khí dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ các chính sách thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng.
Mặt khác, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành chế biến - chế tạo, đặc biệt là với lượng FDI đổ vào ngành công nghiệp chế tạo càng làm tăng thêm tiềm năng cho ngành cơ khí Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đang dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ mới, kết nối đối tác quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, METALEX Vietnam 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 1 -3/10/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC). Triển lãm sẽ giới thiệu một hệ sinh thái công nghệ toàn diện, phục vụ nhu cầu nâng cấp dây chuyền sản xuất, đầu tư thiết bị và chuyển đổi số trong ngành cơ khí.
Không chỉ là một triển lãm thương mại, METALEX Vietnam 2025 còn là một hệ sinh thái tích hợp, với các hoạt động như chuỗi hội thảo chuyên đề, chương trình kết nối doanh nghiệp, tham quan nhà máy và các khu vực kết nối nguồn cung trực tiếp (Sourcing Zone). Các gian hàng quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan, Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ và phân phối sản phẩm.
Trong khuôn khổ diễn đàn M-TALKS 2025, ông Trần Hồng Quân, Giám đốc Thương mại của RX Tradex - đơn vị tổ chứcMETALEX Vietnam 2025, kỳ vọngtriển lãm sẽ là cầu nối quan trọng giữa công nghệ, thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu. Triển lãm dự kiến sẽ quy tụ hơn 250 thương hiệu quốc tế và hơn 15.000 khách tham quan từ hơn 30 quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đà Nẵng: Thị trường khách sạn 4 – 5 sao phục hồi mạnh
Giá nông sản ngày 25/7/2025: Cà phê duy trì xu hướng tăng, hồ tiêu ổn định
Giá heo hơi ngày 25/7/2025: Không biến động trên phạm vi toàn quốc
Tỷ giá ngoại tệ ngày 25/7/2025: USD và NDT giữ xu hướng ổn định
Giá vàng sụt giảm khi tâm lý thị trường về thương mại toàn cầu tích cực hơn

Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025