Cơ hội hợp tác dệt may giữa doanh nghiệp Việt Nam và thành phố Surat (Ấn Độ)
DNVN - Tại diễn đàn thương mại đầu tư tại thành phố Surat của Ấn Độ do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Gujarat tổ chức mới đây, các đại biểu đã chia sẻ về cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp thành phố Surat và doanh nghiệp Việt Nam về dệt may - lĩnh vực hai bên có thế mạnh.
Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi / Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu ‘cán đích’ sớm
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ vừa thông tin: Những ngày cuối tháng 11 vừa qua, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ do Đại sứ Phạm Sanh Châu dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Gujarat (phía Tây) của Ấn Độ.
Trong thời gian làm việc tại bang Gujarat, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Gujarat tổ chức diễn đàn thương mại đầu tư tại thành phố Surat nhằm trao đổi cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như dệt may, dược phẩm và hóa chất.
Tại diễn đàn, Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định: Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời và được vun đắp qua nhiều thế hệ. Ấn Độ là 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ 17 thế giới của Ấn Độ và đứng thứ tư tại Đông Nam Á. Mặc dù bị tác động bởi COVID-19 nhưng kim ngạch song phương vẫn tăng trưởng mạnh. Với đà tăng trưởng này, hy vọng 2 nước có thể sớm đạt hoặc vượt mốc kim ngạch thương mại song phương 15 tỷ USD trong năm 2022.
Các đại biểu dự diễn đàn thương mại đầu tư tại TP Surat của Ấn Độ.
Đề cập về thực trạng và kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua, đại diện Cục đầu tư nước ngoài cho biết, Ấn Độ là nhà đầu tư trực tiếp đứng thứ 26 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn trên 900 triệu USD (không tính qua nước thứ 3).
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài đã nhấn mạnh về môi trường đầu tư thuận lợi cũng như các ưu đãi của Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tại diễn đàn, các đại biểu chia sẻ về khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp thành phố Surat và các doanh nghiệp Việt Nam trên những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và tiềm năng. Trong đó, lĩnh vực dệt may được các đại biểu nhấn mạnh bởi Surat được mệnh danh là thành phố dệt may.
Phía Ấn Độ cho biết, ngành công nghiệp dệt ở Surat chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất sợi, dệt, chế biến, thêu ren. Thị trường chính cho các sản phẩm dệt may của Surat là Ấn Độ và các nước châu Á khác. Khoảng 90% polyester được sử dụng ở Ấn Độ đến từ Surat và khoảng 65% sản lượng vải nhân tạo của Ấn Độ được thực hiện ở thành phố này.
Theo Phòng thương mại và công nghiệp Nam Gujarat, các công ty dệt tại Surat trang bị máy móc và công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Đức và các nước châu Âu nên cho chất lượng, năng suất cao và thân thiện với môi trường. Nguồn nước sử dụng cho ngành công nghiệp dệt tại Surat là lấy từ nước thải của thành phố qua xử lý, không lấy từ nguồn nước ngầm.
Ngoài ra, Surat còn nổi tiếng với nghề cắt và đánh bóng kim cương, được mệnh danh là thành phố Kim cương của Ấn Độ với doanh thu hàng năm đạt khoảng 24 tỷ USD.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Cột tin quảng cáo