Thị trường

Con đường đưa nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường khó tính

Để nông sản Việt Nam tiếp cận được các thị trường khó tính này là điều không dễ dàng, thậm chí vô cùng gian khổ của nhà nông và doanh nghiệp.

Bất động sản năm 2019: Cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc căn hộ cao cấp / BẢN TIN TÀI CHÍNH - KINH DOANH: 27% lao sộng sẽ nghỉ việc nếu thưởng Tết 2019 thấp, xe con nhập khẩu tăng mạnh

Liên tiếp những năm gần đây, nông sản và rau củ Việt Nam đã vượt qua những rào cản khắc nghiệt về tiêu chuẩn chất lượng để có mặt tại các thị trường khó tính như châu Âu hay Nhật Bảnvới kim ngạch xuất khẩu tăng theo mỗi năm.

Tuy nhiên, ít ai biết được, để nông sản Việt Nam tiếp cận được các thị trường khó tính này là điều không dễ dàng, thậm chí vô cùng gian khổ của cả nhà nông, doanh nghiệp và nhà quản lý. Câu chuyện về cây đậu tương rau ở Hải Phòng tìm ra nước ngoài dưới đây là một ví dụ.

con duong dua nong san viet nam tiep can thi truong kho tinh hinh 1
Người dân HTX Tân Tiến, thành phố Hải Phòng thu hoạch cây đậu tương rau.

Những ngày cuối năm cũng là thời điểm thu hoạch đậu tương rau của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Nhìn cánh đồng đậu tương rau rộng 20 ha xanh hút tầm mắt mà ai cũng phải bất ngờ. Theo những người nông dân ở đây, tất cả các khâu từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch đều được tuân thủ theo quy trình khép kín và áp dụng máy móc nên năng suất lao động rất cao.

“Thu hoạch như này nhanh hơn mọi vụ. Tất cả đều sử dụng bằng máy. Mình thấy rất vui và hạnh phúc khi đóng góp một phần công sức vào cánh đồng. Cánh đồng đã 5 năm nay bị bỏ hoang rồi. Một năm 2 vụ đậu tương. Một phần có kinh nghiệm hơn. Thứ hai là quá trình cải tạo, mỗi năm đất sẽ càng tốt hơn”.

con duong dua nong san viet nam tiep can thi truong kho tinh hinh 2
Các xã viên kiểm tra việc thu hoạch đậu tương rau.

Hàng trăm tấn đậu tương rau sau khi được thu hoạch, sẽ được vận chuyển về nhà máy thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê để chế biến sâu, sẵn sàng cho các đơn hàng xuất khẩu.

Để thành phẩm đậu tương rau đảm bảo chất lượng, đạt quy chuẩn xuất khẩu thì cần tuân thủ quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Từ quá trình cải tạo đất, đến quy trình gieo trồng, chăm sóc cây đều có sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản. Cùng với đó là xử lý nguồn nước, đất trồng, sau đó mới đến các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến theo dây chuyền khép kín. Sự chặt chẽ này nhằm tránh phát sinh chất thải độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường, để sản phẩm khi thu hoạch đạt chất lượng tốt nhất; bảo đảm yêu cầu không chỉ ở mùa vụ này, mà còn ở những mùa vụ tiếp theo.

 

Ông Satomi Hiroshi - chuyên gia nông nghiệp, tập đoàn Nosui Nhật Bản, cho biết:“Với những sản phẩm có chất lượng đang sản xuất, bước tiếp theo sẽ xuất sang châu âu và Nhật Bản là chính. Hạt đỗ tương thì phần nhiều xuất khẩu sang châu âu, còn để nguyên quả thì xuất khẩu chủ yếu sang Nhật. Tôi nghĩ rằng, mọi người cùng cố gắng thì với những sản phẩm chất lượng tốt như thế này, đảm bảo không thiếu sản lượng”.

Theo ông Nguyễn Văn Hinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, so với phương thức sản xuất truyền thống, việc sản xuất đậu tương rau cho xuất khẩu buộc người nông dân phải thay đổi không chỉ phương thức canh tác sản xuất, mà còn phải biết ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tạo ra sản phẩm đủ chất lượng đáp ứng xuất khẩu.

“Khi sản xuất với công nghệ của người Nhật, sản phẩm thu hoạch xong khi kiểm tra lại thì rất an toàn. Chúng tôi được chuyên gia người Nhật hướng dẫn thì điều học hỏi được là làm sao đáp ứng ra xã hội là sản phẩm rau an toàn” - ông Nguyễn Văn Hinh chia sẻ.

con duong dua nong san viet nam tiep can thi truong kho tinh hinh 3
Bà Nguyễn Thị Bảo Hiền cùng các chuyên gia Nhật Bản phân tích sự phát triển của cây.

Đầu tư cho nông nghiệp sạch xuất khẩu đang là hướng đi được nhiều doanh nghiệp trong nước hướng đến. Bà Nguyễn Thị Bảo Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê cho biết, với doanh nghiệp, uy tín và chất lượng chính là yếu tố quan trọng để thâm nhập các thị trường khó tính nhất. Vì vậy, đơn vị của bà không ngần ngại đầu tư máy móc thiết bị, tìm chuyên gia đến hỗ trợ hầu hết chi phí sản xuất, để người dân yên tâm quay trở lại canh tác.

Đây cũng là lý do, nhiều năm qua không chỉ đậu tương rau, mà cả khoai sọ hay vải Thanh Hà thành phẩm dần chiếm được cảm tình của các đối tác nước ngoài, trong đó, chủ yếu là thị trường Anh và Nhật Bản.

 

Bà Nguyễn Thị Bảo Hiền cho biết: “Chúng tôi hướng tới cho bà con nông dân cải thiện được đồng đất hiện tại. Làm thế nào để bà con chú ý hơn về vấn đề cây xuất khẩu tốt hơn, cũng như cách thức làm việc, bảo quản nông sản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cách làm thế nào để có được nông sản sạch nhất, tốt nhất. Hiện tại, chúng tôi lên kế hoạch mở rộng nhà máy, trong đó, năm 2019 làm thế nào đạt 1.500 tấn đậu tương rau xuất khẩu”.

Sản phẩm sạch “Từ ruộng tới bàn ăn” này có được, nhờ sự kết hợp chặt chẽ 3 Nhà gồm: Nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp. Đây cũng là minh chứng rõ nét việc rất nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu thành công thời gian qua. Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong đó, Nhật Bản vẫn là một trong 3 thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu của Việt Nam. Song có đi trên con đường ấy mới biết, nông sản Việt Nam còn nhiều chông gai, bởi thâm nhập thị trường đã khó, trụ lại được càng khó hơn. Thực tế chỉ có uy tín, chất lượng của sản phẩm mới là nền tảng quan trọng cho con đường hội nhập bền vững của nông sản Việt Nam.

Theo vov.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm