Còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động làm tăng CPI năm 2025
Yếu tố nào có thể tạo áp lực lạm phát trong năm 2025? / Việt Nam có thể bứt phá tăng trưởng công nghiệp vào 2025
Với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, trong quá trình thực hiện điều tiết giá nói chung, Bộ Tài chính nhận thấy năm 2025 vẫn tiềm ẩn những yếu tố tác động làm tăng CPI và ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Quốc hội và Chính phủ đề ra là 4,5%.
Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị 05/CT-BTC tăng cường quản lý, điều hành, bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; trong đó có một số biện pháp quản lý điều hành giá trong 2025 nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trong ngành theo dõi sát tình hình kinh tế - chính trị và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước để kịp thời tham mưu các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết, tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội; tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế.
Cục Quản lý giá có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị chức năng thuộc các bộ, ngành nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả, nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn; kịp thời tham mưu trình Bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát; chủ trì triển khai các đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác quản lý, bình ổn giá tại một số địa bàn trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Đồng thời, chủ động tổ chức triển khai các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; đẩy mạnh công tác tổng hợp thông tin, phân tích dự báo diễn biến giá cả thị trường; chủ động xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2025 và tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp; kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Cục Quản lý giá đã tổ chức họp Tổ giúp việc và thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.
Theo ông Phạm Văn Bình, năm 2025, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật; chủ động kịch bản điều hành với từng nhóm mặt hàng, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Bên cạnh đó, trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường, cung cầu hàng hóa, để lên các kịch bản điều hành phù hợp cho cả năm.
Năm 2024, CPI tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá khi giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, thiên tai bão lũ và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp lễ, Tết cùng với giá thịt lợn tăng; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng; giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế được điều chỉnh tăng theo lương cơ sở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năm 2025, cơ chế giao tín dụng liệu thông thoáng hơn?
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động làm tăng CPI năm 2025
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế