Công bố top thương hiệu bất động sản lớn nhất thế giới
Nan giải bài toán quản lý chung cư tại các bất động sản phức hợp / Bất động sản nghỉ dưỡng sân golf thêm sức hút vì khan hiếm
Theo đó, trong số 25 thương hiệu được xếp hạng có giá trị lớn nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm 20/25 thương hiệu. Đáng chú ý, 10 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này cũng đều thuộc về quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay, có thể kể đến các thương hiệu như: Evergrande Group, Country Garden, Vanke, Greenland, Poly Development...
>> Xem thêm: Sắp ra mắt bộ quà tặng gốm sứ cao cấp đến từ Nhật Bản
Top 10 thương hiệu BĐS có giá trị lớn nhất thế giới năm 2019 đều thuộc về Trung Quốc. |
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Evergrande Group dẫn đầu về xếp hạng thương hiệu BĐS giá trị nhất với tổng tài sản ước tính khoảng 20,4 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước. Tập đoàn này được thành lập năm 1996 và đặt trụ sở tại tỉnh Quảng Đông. Đây là nhà phát triển BĐS lớn thứ 2 Trung Quốc tính theo doanh thu, chủ yếu cung cấp sản phẩm cho phân khúc trung và cao cấp.
Dựa trên các yếu tố như vốn chủ sở hữu, hiệu quả kinh doanh, hoạt động tiếp thị... hãng nghiên cứu Brand Finance cũng đánh giá Evergrande Group là thương hiệu BĐS mạnh nhất thế giới. Trong 5 thương hiệu bất động sản giá trị nhất ngoài Trung Quốc, Mỹ đóng góp 3 thương hiệu. Phần còn lại chia đều cho Nhật Bản và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).
Trong đó, Emaar Properties là thương hiệu có giá trị lớn nhất với 2,7 tỷ USD. Tập đoàn này hiện chiếm một phần ba các giao dịch bất động sản tại Dubai và tiếp tục gia tăng giá trị thương hiệu nhờ tham gia phát triển các dự án quy mô như Trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới, sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh... Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng các thương hiệu BĐS có giá trị lớn nhất năm 2019 không có sự góp mặt của thương hiệu nào của Việt Nam.
Trước đó, tại công bố xếp hạng các thương hiệu quốc giá có giá trị lớn nhất thế giới năm 2018, các thương hiệu Việt Nam đã được Brand Finance xếp hạng thứ 43, tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng. Tổng số tài sản của các thương hiệu nằm trong nhóm thương hiệu mạnh quốc gia của Việt Nam được Brand Finance định giá khoảng 235 tỷ USD.
Theo đánh giá của Brand Finance, sự tăng trưởng về hoạt động sản xuất kinh doanh của các thương hiệu mạnh quốc gia của Việt Nam là do kết quả của việc Chính phủ đã thực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc từ năm 2003.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết