Covid-19: Cơ sở kinh doanh gồng mình chịu lỗ, chủ nhà quyết không giảm giá thuê mặt bằng
Ngành thủy sản sụt giảm doanh thu xuất khẩu / "Đắng lòng" chuyện doanh nghiệp chia sẻ bí kíp xin chủ nhà giảm tiền thuê mặt bằng trong "đại hạn" Covid-19
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ nhất, khi cả nước tiến hành giãn cách xã hội, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Khi không có doanh thu để duy trì hoạt động, không ít chủ doanh nghiệp đã chọn phương án đàm phán xin giảm tiền thuê mặt bằng như một cứu cánh giảm chi phí cố định trong mùa dịch.
Thời điểm đó, rất nhiều chủ nhà đã thông cảm và chủ động giảm tiền thuê mặt bằng từ 20-30%. Thậm chí có những chủ nhà sẵn sàng giảm hẳn 50% chi phí thuê mặt bằng để hỗ trợ chủ các cơ sở kinh doanh trong dịch bệnh.
Đến thời điểm này, khi dịch bệnh Covid-19 quay trở lại lần thứ 2. Trong khi thời gian dịch bệnh được khống chế còn chưa đủ để tình hình kinh doanh được phục hồi, thì các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh bị tiếp một đòn phủ đầu không kịp trở tay. Khi vẫn đang phải gồng mình bù lỗ thì một trong những phương án để cắt giảm chi phí mà mọi người nghĩ đến trong thời điểm này là xin giảm tiền thuê mặt bằng.
Các các cơ sở kinh doanh đang phải gồng mình bù lỗ, chủ nhà không còn mấy "mặn mà" để giám giá thuê mặt bằng trong mùa Covid thứ 2.
Tuy nhiên, khác những lần trước, chủ nhà không những không thông cảm, không đồng ý cho họ giảm tiền nhà mà có những chủ nhà còn sẵn sàng lấy lại mặt bằng nếu như doanh nghiệp đó không thể có khả năng để tiếp tục hoạt động.
Anh N.T.G ở T.P Hồ Chí Minh, hiện đang kinh doanh rất nhiều mảng khác nhau. Hiện tại, hầu như các mảng kinh doanh của anh đều đang chịu thua lỗ rất lớn. Điển hình có những ngành doanh thu giảm 50 - 70%. Anh cho biết “đợt dịch trước, nhiều chủ nhà thông cảm khó khăn của mình, tất cả đều đồng ý giảm tiền thuê mặt bằng, thậm chí có bên còn chủ đồng giảm hẳn 50%. Đợt này thì bên mình gọi chủ nhà không ai thông cảm nữa. Chi phí thuê vẫn buộc giữ nguyên như trong hợp đồng”.
Cùng cảnh ngộ, anh Nguyễn Mạnh Hà ở Hà Nội, hiện đang kinh doanh một chuỗi thời trang cho biết, “đợt này không như đợt trước, tuy không ồn ào nhưng dịch Covid-19 lại giáng đòn mạnh hơn, sâu hơn. Tuy vậy, chủ nhà không những không có ý định hỗ trợ như đợt 1, một số nơi còn đòi tăng giá. Thậm chí có một số chủ nhà còn cho biết không muốn thuê nữa thì thôi, có thể trả lại mặt bằng chứ không thể giảm tiền thuê được".
Anh N.T.G cũng cho biết: "Các chủ nhà thời điểm này dường như cũng đã bắt đầu ngấm đòn bởi dịch. Khi bên mình gọi xin giảm tiền nhà, chủ nhà báo họ cũng đang khó khăn, đang phải nợ lãi suất ngân hàng… nên không thể giảm giá tiền nhà đợt này được. Một lý do nữa được chủ nhà đưa ra khi bên mình nói doanh số giảm và gặp khó khăn thì họ cho biết phải chừng nào mà thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa hẳn như đợt 1 mất hẳn doanh thu thì họ sẽ xem xét, còn hiện tại cơ sở vẫn hoạt động thì họ sẽ không giảm tiền nhà thời điểm này".
Sau những 99 ngày Việt Nam gần như đã khống chế thành công dịch bệnh, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đã quay trở lại, trạng thái “bình thường mới” đã bắt đầu được thiết lập. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại ở Đà Nẵng và lan ra nhiều tỉnh, thành khác thì tình hình ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng hơn.
Tuy cộng đồng doanh nghiệp không còn quá ồn ào, không nói nhiều đến sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, nhưng tất cả đều phải công nhận đợt này dịch tác động sâu hơn, mạnh hơn như một đòn phủ đầu làm cho tất cả phải điêu đứng. Các doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh qua đợt dịch một đang phải gồng mình để trụ lại thì đến đợt 2 này mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp và chủ cơ sở kinh doanh cho biết, từ đầu mùa dịch đến nay họ vẫn chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào mà vẫn đang phải tự lực cánh sinh để tồn tại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo