Thị trường

Covid-19: Dịch bệnh bùng phát ở Mỹ và EU khiến ngành dệt may bị thiệt hại 12.000 tỷ đồng

DNVN - 100% số doanh nghiệp sản xuất may mặc bị ảnh hưởng. Trong đó 70% doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm ngay lập tức trong tháng 3 và 80% doanh nghiệp dự kiến phải cắt giảm lao động tiếp trong tháng 4 và tháng 5. Dự kiến chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020 ngành dệt may sẽ bị thiệt hại 12.000 tỷ đồng vì dịch Covid-19.

Covid-19: Cho doanh nghiệp vay không lãi suất để trả lương nhân viên / Xuất khẩu gỗ vào Mỹ có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vừa có báo cáo tác động của dịch bệnh do virus Covid-19 đến ngành dệt may giai đoạn 2. Theo đó, ở giai đoạn 1 khi dịch bệnh bắt đầu khởi phát từ 31/12/2019-11/3/2020 thì ảnh hưởng của Covid-19 đến ngành dệt may chưa thật rõ ràng. Các doanh nghiệp vẫn có lượng hàng đã đặt từ trước đơn hàng được chốt tới tháng 4, tháng 5 của năm. Có doanh nghiệp đã ký được tới tháng 7, tháng 8. Dịch bệnh được Đảng và chính phủ kiểm soát rất tốt nên tuy rủi ro lớn những vẫn được đánh giá là tiềm năng, thiên về nỗi lo thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu nếu thị trường Trung Quốc không phục hồi kịp sản xuất.

100% doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

100% doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ở giai đoạn 2 của dịch bệnh, kể từ ngày 11/3/2020 đến nay VITAS nhận định: Trong giai đoạn này dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn tại Trung Quốc. 90% nhà máy ở đây đã hoạt động trở lại đảm bảo nguồn cung nguyên phụ liệu cho sản xuất của ngành được phục hồi lên mức 85-90%. Tuy nhiên, dịch bệnh lại gia tăng mạnh ở Hoa Kỳ và EU khiến nhu cầu mua bán của hai thị trường này giảm mạnh. Covid-19 bùng phát làm kìm hãng tăng trưởng bán lẻ và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giai đoạn này cũng đã làm cắt giảm đột ngột nguồn cầu dệt may của Việt Nam. Các nhãn hàng lớn đều có động thái dừng cắt tất cả các đơn hàng trong tháng 3, tháng 4 …mà hoàn toàn không hỗ trợ gì cho doanh nghiệp. Hiệp hội đánh giá là có đến 100% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng tùy quy mô, mức độ và đặc thù mặt hàng của doanh nghiệp.

Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn thế giới đã làm cho 100% số doanh nghiệp sản xuất may mặc bị ảnh hưởng, trong đó 70% doanh nghiệp phải cắt giảm việc ngay lập tức trong tháng 3 và 80% doanh nghiệp dự kiến phải cắt giảm lao động tiếp trong tháng 4 và 5.

Doanh nghiệp làm hàng dệt sợi có mức độ ảnh hưởng thấp hơn là 90% vì có một bộ phận sản xuất được vải, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất khẩu trang, bộ đồ bảo hộ phòng dịch.

Trong báo cáoVITAS đưa ra con số thiệt hại về tài chính đối với ngành dệt may đến tháng 6 là khoảng 12.000 tỷ đồng. Nếu nhà nước không có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt (đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ) .

Từ những thiệt hại nặng nề mà ngành dệt may đang phải gánh chịu, VITAS đã đưa ra các kiến nghị đối với các Bộ, Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng đưa ra các biện pháp, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dệt trong giai đoạn 2 chịu tác động của dịch Covid-19 cụ thể như sau:

Kiến nghị cho các doanh nghiệp dệt may được miễn đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn năm 2020 cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Hiệp hội cũng đề nghị hoãn cho doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019, nộp thuế VAT các loại đến hết 2020.

Chính phủ dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi 50% lương tối thiểu cho công nhân thiếu dịch làm phải nghỉ, doanh nghiệp lo 50% để đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người lao động. Chính phủ có thể dừng ngay thu từ tháng 3 để giúp có nguồn chi trả cho người lao động thiếu việc làm.

Chính phủ và các ngân hàng thương mại: ân hạn, chưa phải trả gốc và lãi các khoản vay dài hạn đến hạn phải trả năm 2020. Bên cạnh đó kéo dài thời gian vay vốn lưu động lên 11 tháng, bao gồm cả phần đang vay do nguyên phụ liệu về chậm và khách hàng cũng trả chậm, giãn tiến độ giao hàng.

Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải bù đắp đơn hàng may thiếu hụt, trong khi năng lực sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và có dư thừa cho xuất khẩu mặt hàng này. Theo đó, Tổng cục Hải quan cần nhanh chóng có văn bản hướng dẫn sửa đổi văn bản số 1431/TCHQ-GSQL ngày 9/3/2020, bỏ yêu cầu kiểm tra thực tế100% lô hàng xuất khẩu không phải khẩu trang y tế, bỏ yêu cầu chưng cầu giám định vì Bộ Y tế đã khẳng định khẩu trang vải kháng khuẩn không phải là khẩu trang y tế và được xuất khẩu không hạn chế. Việc chậm hỗ trợ của Chính phủ có thể khiến đơn hàng rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

-Ngoài ra VITAS sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Hòa kỳ và phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam xac định lại thông tin của nguồn tin không đung “thị trường Hoa Kỳ và EU chính thức ngừng nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam” để doanh nghiệp không bị hoang mang.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm