Covid-19: Vô vàn sự cùng cực đổ đầu doanh nghiệp, lối thoát nào?
Covid-19 : NHNN yêu cầu miễn phí chuyển tiền hỗ trợ người dân gặp khó khăn / Trao tiền hỗ trợ cho giáo viên mầm non ngoài công lập tại TP.HCM
Trong kinh doanh, việc chậm trả nợ hay phải vay lãi ngân hàng để đầu tư là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn chung vì dịch bệnh Covid-19 như hiện nay thì việc đòi tiền nợ từ phía khách hàng và đối tác càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Do không lường hết được ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian vừa qua nên nhiều chủ doanh nghiệp đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất do các khoản vay nợ ngân hàng để đầu tư mà không đòi được tiền bên phía đối tác để chi trả. Thậm chí, có những doanh chủ phải bán nhà, cắm xe để có tiền duy trì hoạt động của doanh nghiệp mình
Theo thống kê, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 22,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 14 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Có nhiều lý do làm cho DN lâm vào cảnh cùng cực vì nợ nần, cận kề nguy cơ giải thể...
Anh C (xin giấu tên) là CEO của một công ty du lịch lữ hành ở quận Đống Đa. Trước Tết, do không có phương án tài chính dự phòng rủi ro, anh đã quyết định dùng số tiền mặt còn lại để chi trả vào lương thưởng cho nhân viên và mua quà tặng cho các đối tác cũng như chi tiêu những việc khác. Ra Tết khi dịch bệnh bùng phát, mọi hoạt động phải tạm ngừng, doanh nghiệp của anh gần như bị đóng băng không phát sinh bất cứ giao dịch nào. Số tiền đặt cọc vé với các hãng hàng không từ trước đó cũng bị giữ lại không được hoàn trả để danh đặt cọc cho những chuyến bay sau. Tiền mặt của doanh nghiệp trở về con số 0 thậm chí là âm. Mặc dù tiền lương nhân sự đã bị cắt giảm 50% những anh vẫn phải đối mặt với tiền lãi vay và nợ gốc để trả ngân hàng. Mặc dù đã cố tìm mọi cách để xoay sở kinh doanh thêm các mặt hàng khác nhưng không thành công.
“Tôi vẫn đang phải xoay sở lo trả tiền lãi vay cho ngân hàng, tiền thuê mặt bằng… Nguồn thu không có, tôi ở nhà, mọi chi tiêu trong gia đình phụ thuộc vào vợ. Thực sự đây là thời điểm bế tắc nhất của mình”, anh C chia sẻ.
Không đòi được tiền từ đối tác, nhiều doanh chủ phải khốn đốn trong cảnh nợ nần (Ảnh minh họa)
Một trường hợp khác cũng đang lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan" khi không thể đòi được nợ từ phía đối tác cũng như chủ đầu tư dự án. Anh V (xin giấu tên) – Chủ một doanh nghiệp lĩnh vực điện lạnh có văn phòng tại số 33 Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang cho biết: Từ trong Tết anh có triển khai làm một số dự án liên quan đến lắp đặt hệ thống máy lạnh và làm hệ thống phòng cháy chữa cháy cho một số đơn vị trong đó có hệ thống siêu thị khá lớn tại Hà Nội. Vì một vài lý do trục trặc, trước Tết họ chưa thanh toán và khất ra Tết sẽ giải quyết. Tuy nhiên, ra Tết dịch bệnh diễn ra, họ tìm đủ mọi lý do để không thanh toán. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã tìm đủ mọi cách nhưng chúng tôi vẫn phải chờ trong vô vọng.
Anh V tâm sự: "Mỗi dự án bên anh triển khai có giá trị từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Hiện tại mới chỉ được phía đối tác thanh toán một phần rất nhỏ. Để làm các dự án này ngoài tiền vốn sẵn có, tôi cũng phải huy động vốn vay từ ngân hàng để làm. Đến bây giờ, mọi hoạt động ngừng trệ vì dịch bệnh, tôi vừa phải lo cho gia đình, vừa phải trả tiền lương cho anh em, lại lo tiền gốc và lãi ngân hàng. Đến bây giờ thực sự tôi không thể gồng gánh được nữa. Có những thời điểm tôi đã phải đi vay lãi ngày để trang trải những thứ phát sinh ngoài ý muốn".
Cùng hoàn cảnh với anh C và anh V, anh Đ hiện đang là một chủ một cơ sở chuyên cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng khách sạn tại Phú Quốc chia sẻ: "Tôi vào đây lập nghiệp với số vốn ban đầu là 40 triệu đồng. Hiện tại, doanh thu của rôi đã lên đến con số là 12 tỷ 900 triệu. Tuy nhiên, hiện tại tôi đang gặp khó khăn vì không có cách nào đòi được khoản nợ này". Theo anh Đ, một phần lý do mà anh không thể đòi nợ được là do dịch bệnh Covidp-19 bùng phát nhiều nhà hàng khách sạn phải đóng cửa nên khả năng đòi được nợ gần như bằng số không. Bây giờ, tiền không đòi được, nợ ngân hàng vẫn phải trả, bên cho vay lãi ngày cũng liên tục gây sức ép. Tôi đã hết khả năng xoay sở, không biết phải làm thế nào".
Trước vấn đề này, Tiến sĩ Tô Nhật (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Amaccao) có góc nhìn thẳng thắn: "Điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở thời điểm hiện tại là không hiểu về vấn đề quản trị dòng tiền như kiểu "đếm cua trong lỗ". Họ tin vào những lời hứa hẹn của chủ đầu tư và nghĩ rằng sẽ được trả tiền theo đúng hạn như cam kết. Vì nhìn thấy cái lợi trước mắt nên họ đã đi vay lãi ngân hàng, thậm chí là vay lãi ngày vì nghĩ rằng sẽ kiếm được một mòn hời. Tuy nhiên, trong kinh doanh mọi chuyện không bao giờ dễ dàng như vậy".
Theo Tiến sĩ Tô Nhật, SMEs cần phải học cách quản trị dòng tiền. Phải làm sao tổng số tiền thu về trừ đi tổng số tiền chi ra luôn luôn dương. Số thu về ấy phải là tiền mặt. Được đồng nào chắc đồng ấy đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này.
Tại buổi đối thoại doanh nghiệp - Ngân hàng trên địa bàn TP. Hà Nội vừa qua, bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Lexim cho biết: "Mấy tháng gần đây, công ty không còn mạnh dạn cho đối tác nợ tiền như trước. Ngày nào tôi cũng rà soát hợp đồng, ngày nào cũng đi thăm các công trình. Hễ thấy có vấn đề đáng ngờ là tôi phải gấp rút đề nghị đối tác thanh toán ngay. Đáng buồn là doanh nghiệp chúng tôi giờ không còn tin nhau nữa".
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển về mọi mặt của đời sống, KT-XH. Tại Việt Nam, dẫu nhất thời DN được cho là cùng cực so với trước khi đại dịch Covid-19 thì hãy tin tưởng rằng: Chúng ta đang chung tay để vượt qua!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững