Thị trường

Cú hích cho nhà đầu tư vào ngành sản xuất gạo

Nhiều nhà đầu tư ngoại đã sớm lựa chọn cho mình được địa chỉ phù hợp tại thị trường Việt Nam để đầu tư vào hoạt động sản xuất gạo nhằm tận dụng điều kiện xuất khẩu gạo đã được nới lỏng.

Giá vàng hôm nay 21/11: Nước Mỹ thận trọng, vàng được đà tăng cao / Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Theo đó, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực từ ngày 1/10/2018 tiếp tục tạo dựng môi trường thông thoáng, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo. Theo các nhà đầu tư, đây chính là cơ sở quyết định việc tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường sản xuất gạo Việt Nam.

Doanh nghiệp ngoại nhanh chân

Nhiều nhà đầu tư ngoại đã sớm lựa chọn cho mình được địa chỉ phù hợp tại thị trường Việt Nam để đầu tư vào hoạt động sản xuất gạo nhằm tận dụng điều kiện xuất khẩu gạo đã được nới lỏng.

Nhiều nhà đầu tư ngoại đã sớm lựa chọn cho mình được địa chỉ phù hợp tại thị trường Việt Nam để đầu tư vào hoạt động sản xuất gạo nhằm tận dụng điều kiện xuất khẩu gạo đã được nới lỏng. (Ảnh minh hoạ, nguồn:Internet).

Mới đây nhất, nhà đầu tư đến từ Úc là Tập đoàn SunRice đã tham gia vào thị trường đầu tư Việt Nam thông qua việc mua lại một nhà máy chế biến gạo tại đồng bằng sông Cửu Long. Được biết, nhà máy này có công suất lên tới 260.000 tần/năm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2019. Điều đáng nói, đây là khoản đầu tư tài chính trực tiếp đầu tiên của tập đoàn này vào Việt Nam nhằm nâng cấp và mở rộng nhà máy chế biến với việc đầu tư, trang bị thêm các thiết bị khác để nâng cao chất lượng sản phẩm gạo đầu ra.

Theo chia sẻ của đại diên tập đoàn SunRice này, việc mua lại nhà máy chế biến gạo tại Việt Nam nằm trong kế hoạch đầu tư hàng loạt để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng tầm nhìn đến năm 2022 của doanh nghiệp.

Điều này còn đặc biệt có ý nghĩa hơn, khi khoản đầu tư này nhằm thiết lập chuỗi cung ứng hoàn thiện và bền vững tại Việt Nam trong bối cảnh Nghị định số 107/2018/NĐ-CP vừa có hiệu lực đầu tháng 10 vừa qua.

Ngoài ra, được đánh giá là nhanh chân hơn và sớm nhận ra những dịch vụ từ môi trường đầu tư tại Đồng Tháp, một nhà đầu tư khác đến từ Nhật Bản là Kameda Seika đã hiện diện tại thị trường Việt Nam với cái tên Thiên Hà Kameda. Đây là kết quả của “cái bắt tay” với một trong những công ty gạo lớn nhất Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện nay, cái tên Thiên Hà Kameda đã không còn xa lạ tại trường Việt Nam. Bởi trước khi “đóng đô” tại Đồng Tháp, doanh nghiệp này đã từng lựa chọn một địa điểm tại miền Trung làm nơi để xây dựng cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, do những khó khăn về hạ tầng, yếu tố an toàn môi trường đầu tư nên họ đã chuyển sang Đồng Tháp.

Được biết, những sản phẩm gạo sản xuất từ doanh nghiệp này sẽ xuất khẩu đi các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay châu Âu. Trong thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ mở rộng đầu tư quy mô của nhà máy.

Như vậy, có thể thấy, sự nhạy bén và nhanh chóng của nhà đầu tư ngoại trong việc nắm bắt các cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích kinh doanh xuất khẩu gạo.

Doanh nghiệp nội không... lỡ nhịp

Không "lỡ nhịp" thị trường, các doanh nghiệp nội cũng hứng khởi gia nhập “sân chơi” với nhiều tín hiệu lạc quan trong bức tranh xuất khẩu lúa gạo trong thời gian tới.

Theo các nhà đầu tư, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nội, những điểm mới của Nghị định 107 nêu trên đã xoá bỏ thế độc quyền về xuất khẩu gạo của những doanh nghiệp có vốn Nhà nước, trong đó có thể kể đến Vinafood 1 và Vinafood 2. Ngoài ra, Nghị định này cũng cắt bỏ những quy định cũ vốn được cho là “lá chắn” để Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dựa vào đó để tạo nên cơ chế “xin-cho”.

Đáng chú ý hơn, nếu như trước đây, hàng loạt quy định về kho bãi, quy mô xay xát, trữ lượng gạo dự trữ trong kho để xuất khẩu… đã loại hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nay tạo điều kiện để khu vực doanh nghiệp này tham gia lại “cuộc chơi”.

Theo đó, đại diện một doanh nghiệp thực phẩm tại Long An chia sẻ, khi đã được cởi trói về những điều kiện kho chứa hay cánh đồng lớn, thời gian tới doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thị trường để tìm kiếm các phân khúc thị trường cao cấp khác như EU hay Mỹ.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Minh Thiện - Tổng GĐ Cty TNHH Cỏ May - cũng đánh giá: Nhiều nội dung quy định về XK gạo đã được sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của DN. Trong đó, Nhà nước không còn can thiệp hành chính quá sâu vào hoạt động kinh doanh của DN. Các DN không chỉ thuận tiện hơn trong việc tham gia thị trường mà chi phí kinh doanh và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính của nhóm DNNVV sẽ giảm xuống đáng kể, DN đã “dễ thở” hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện để DN Việt phát triển và hạt gạo Việt Nam được nhìn nhận đúng giá trị, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó còn nhiều “nút thắt” trong XK gạo vẫn cần tiếp tục được cởi bỏ.

Theo enternews.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm