Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhiều DN
DNVN - Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME nhận định như vậy tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai cuộc vận động "Người VN ưu tiên dùng hàng Việt VN" năm 2018, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 diễn ra vào sáng 15/1.
Hà Nội: Vận động 20 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường Tết Kỷ Hợi / Ngày 16/1/2019, bắt đầu cung ứng tiền lì xì cho các ngân hàng
Báo cáo kết quả triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2018, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động cho biết: Năm 2018, có 13 tỉnh, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cấp tỉnh, thành phố. Tính đến nay, có 100% Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập; 470/712 Ban Chỉ đạo cấp huyện được thành lập (đạt 66%).
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động 55/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức tuyên truyền được 149.161 cuộc với 6.365.103 người tham dự; đăng tải trên 21.685 tin, bài, phóng sự; tổ chức được 112 hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu; 361 hội chợ, triển lãm, 2.010 chuyến đưa hàng Việt về nông thôn; 38 cuộc kiểm tra, giám sát liên ngành.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Tạp chí Công thương.
Các doanh nghiệp, được tạo điều kiện, môi trường kinh doanh mang lại tâm lý tích cực, kích thích việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhiều địa phương, doanh nghiệp, người sản xuất đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm đặc trưng vùng, hình thành vùng sản xuất tập trung, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.
Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” khẳng định: Cuộc vận động làm thay thay đổi cách nghĩ cách làm của nhiều doanh nghiệp khi trân trọng thị trường nội địa, quan tâm đến chất lượng thương hiệu.
Ông Tô Hoài Nam phát biểu tại hội nghị.
Ông Tô Hoài Nam nhấn mạnh nhu cầu về tuyên truyền cuộc vận động này là rất lớn trong bối cảnh cuộc vận động đã bước sang năm thứ 10. Hệ thống tuyên truyền cũ như khẩu hiệu, băng rôn, tuyên truyền trực tiếp... ngày càng đuối sức trong thời đại số. Do vậy, báo, đài, các cơ quan truyền thong cần có sự chuyển hướng trong tiếp cận thông tin, quan tâm đến các trang mạng để tuyên truyền về cuộc vận động.
Chia sẻ về giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cho rằng cần tiếp tục tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc vận động.
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cần quan tâm để thu hút các hiệp hội, ngành hàng tham gia cuộc vận động. Bên cạnh việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt phát triển cần tăng cường công tác quản lý thị trường đấu tranh chống hàng giả hàng nhái kém chất lượng để bảo vệ uy tín của hàng Việt. Đặc biệt cần xây dựng các chuỗi liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để hàng Việt tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.
Ông Hầu A Lềnh phát biểu tại hội nghị.
Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đề xuất: Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp có thể có những diễn đàn để trao đổi với doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp để có những đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ điều chỉnh, thay thế những cơ chế, chính sách chưa phù hợp. Mục tiêu cuối cùng của Cuộc vận động là phải thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, để sản phẩm, thương hiệu Việt Nam phải chinh phục người tiêu dùng.
Theo ông Hầu A Lềnh, trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động là chuẩn bị tốt các điều kiện để tổng kết 10 năm Cuộc vận động, từ đó đề nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ có những quyết sách mới phù hợp với cuộc vận động trong giai đoạn hiện nay.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
Cột tin quảng cáo