Đà Nẵng: Quý II/2024, nguồn cung căn hộ và đất nền cải thiện đáng kể
Đà Nẵng: Cảnh báo vi phạm hành lang an toàn lưới điện / Chuyến bay đến Đà Nẵng tăng vọt dịp chung kết lễ hội pháo hoa quốc tế 2024
Theo DKRA Group, trong quý II/2024, thị trường căn hộ tại Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận nguồn cung sơ cấp tăng gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm trước với 16 dự án triển khai bán hàng, đưa ra thị trường khoảng 2.484 căn hộ. Nguồn cung mới mở bán trong quý II/2024 tập trung chủ yếu ở khu vực quận Sơn Trà ( Đà Nẵng).
Nguồn cung phân khúc căn hộ tại thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận tăng đáng kể trong quý II/2024.
Đối với phân khúc đất nền, DKRA Group ghi nhận trong quý 2/2024 tại thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận có nhiều cải thiện đáng kể về nguồn cung sơ cấp và nguồn cung mới. Cụ thể, có 11 dự án sơ cấp được giới thiệu ra thị trường với nguồn cung sơ cấp khoảng 1,039 nền, tăng 27% so với quý trước. Quảng Nam tiếp tục dẫn dắt nguồn cung khi chiếm 80% tổng nguồn cung sơ cấp.
Sức cầu chung toàn thị trường duy trì ở mức thấp, với tỷ lệ tiêu thụ chỉ tương đương khoảng 8% trên tổng cung sơ cấp (tương ứng 85 nền), giảm khoảng 41% so với 3 tháng đầu năm. Các giao dịch phát sinh chủ yếu ở nhóm sản phẩm hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, được triển khai bởi các chủ đầu tư uy tín trên thị trường, có mức giá trung bình khoảng 51,2 triệu đồng/m2 tại Đà Nẵng và 19,5 triệu đồng/m2 tại Quảng Nam.
Theo dự báo của DKRA Group, nguồn cung mới phân khúc đất nền tại TP Đà Nẵng và vùng phụ cận quý III/2024 tăng nhẹ so với quý trước, dao động trong khoảng 250 - 350 nền, tập trung chủ yếu tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Riêng sức cầu dự kiến tăng nhẹ vào thời điểm cuối năm, tuy nhiên vẫn duy trì mức thấp so với giai đoạn 2019 trở về trước. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động, các chính sách ưu đãi tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng rộng rãi nhằm kích cầu thị trường.
Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới trong quý III/2024 được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức tương đương quý II/2024. Phần lớn nguồn cung tập trung tại Đà Nẵng, trong khi Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì tình trạng khan hiếm nguồn cung mới. Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động hoặc có thể điều chỉnh tăng nhẹ trước áp lực chi phí đầu vào, các chính sách chiết khấu thanh toán nhanh, hỗ trợ ân hạn gốc lãi vay ngân hàng,… Về thanh khoản, thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp khó có sự đột biến trong ngắn hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu