Đắk Lắk lãng phí thương hiệu hồ tiêu Cư Kuin
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 / Phòng vệ thương mại - "lá chắn" bảo vệ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập
Là một trong nhiềuđịa phương củatỉnh Đắk Lắk có thế mạnh về sản phẩm hồ tiêu, huyện Cư Kuin đã nỗ lực xây dựng đăng ký và được công nhậnnhãn hiệu tập thể Hồtiêu Cư Kuinvào năm 2016.Tuy nhiên, saugần 5 năm được công nhận nhãn hiệu này vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có cơ hội sử dụng để phát huy hiệu quả nâng cao giá trị sản phẩm như mong muốn.
Toàn huyện Cư Kuin có hơn 4.500 ha hồ tiêu, trong đó có gần 3.700 ha hồ tiêu kinh doanh, năng suất bình quân đạt trên 3,2 tấn/ha, sản lượng bình quân hàng năm đạt trên 11.000 tấn. Điều đáng nói là sản phẩm hồ tiêu ở đây chất lượng tốt hơn so với các địa phương khác, tỷ lệ thu hồi hạt tiêu đen loại 1 và loại đặc biệt rất cao, được thị trường ưa chuộng, vì thế mà sản phẩm tiêu ở đây luôn được thương lái cộng thêm 10% vào giá mua.
Với mong muốn làm tăng thêm chuỗi giá trị cho cây tiêu, năm 2016, huyện Cư Kuin đã đăng ký thành công nhãn hiệu chứng nhận Hồ tiêu Cư Kuin do Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học – Công nghệ cấp. Đây là bước tiến lớn trong việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản địa phương.
Tuy nhiên, sau 5 năm đăng ký thành công thì việc phát triển nhãn hiệu này vẫn chưa thể áp dụng cho bất kỳ lô hàng nào.
Lý giải về nguyên nhân, ông Lê Văn, cán bộ phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Cư Kuin cho biết, hồ tiêu Cư Kiun chỉ đăng ký nhãn hiệu trong nước nên các quy định về chất lượng chỉ sử dụng trong nước, còn xuất khẩu yêu cầu chất lượng cao hơn nên chưa thể đáp ứng.
"Nhãn hiệu này chúng tôiđang đăng ký là nhãn hiệu trong nước chứ không phải nhãn hiệu quốc tế. Nhãn hiệu trong nước thìđảm bảo nhưng để cung cấp trong nước thì nhu cầu không cao mà lại khó cạnh tranh với các nhãn hiệu hồ tiêu có tiếng như: Hồ tiêu Phú Quốc, Hồ tiêu Vĩnh Linh…
Còn hướng ra nước ngoài thì bị vướng hàm lượng tồn dư bảo vệ thuốc bảo vệ thực vật. Để sử dụng được nhãn hiệu thì chất lượng hồ tiêu phải đảm bảo mà phòng kinh tế hạ tầng chỉ quản lý về mặt thương mại còn quy trình sản xuất thì do phòng nông nghiệp quản lý” - ông Lê Văn bày tỏ.
Còn theo ông Y Tong Bkrông, Phó trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Cư Kuin, sau khi đăng ký thành công nhãn hiệu, Phòng cùng các đơn vị chuyên môn tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến tiêu theo hướng thực hành nông nghiệp tốt cho nông dân; từng bước thành lập các tổ, nhóm, câu lạc bộ về sản xuất hồ tiêu bền vững để tiến tới thành lập các HTX về tiêu sạch…
Mặc dù huyện đã có nhiều nỗ lực để phát triển nhưng do hầu hết nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa có sự liên kết, chưa tạo được chuỗi giá trị nên vẫn còn ít doanh nghiệp mạnh dạn đứng ra làm “bà đỡ” trong phát triển theo chuỗi hàng hóa.
ÔngY Tong Bkrông chia sẻ: “Lẽ ra thương hiệu hồ tiêu là phải tập hợp các tổ hợp tác, hợp tác xã vào một vị trí để thu gom mua sản phẩm đạt chuẩn theo chuỗi giá trị, tuy nhiên các hộ dân nhà nào có điều kiện người ta mới triển khai thực hiện được, còn nhà không có điều kiện cũng khó triển khai. Bởi vì khi triển khai bắt buộc phải thêm một chuỗi giá trị của nó mà công tác đầu tư rất chi là nhiều”.
Với nông dân ở Cư Kuin, từ lâu cây tiêu đã thực sự trở thành cây công nghiệp hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp họ ổn định cuộc sống. Vì vậy, người dân đang nỗ lực hướng đến sản xuất hồ tiêu chất lượng bền vững; sẵn sàng liên kết để sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu của thị trường.
Điều người dân mong muốn là bên cạnh sự nỗ lực xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Cư Kuin thì chính quyền còn là cầu nối để nông dân – doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sử dụng nhãn hiệu để gia tăng giá trị sản phẩm hồ tiêu.
Ông Nguyễn An Thạch, Chủ tịch Câu lạc bộ hồ tiêu Cư Kuin cho biết: "Huyện nhà đã làm được chỉ dẫn địa lý hạt hồ tiêu thì tôi cũng rất trăn trở tâm huyết để đưa sản phẩm hồ tiêu có một chứng nhận để giá trị sản phẩm hạt hồ tiêu được đưa ra theo đúng chuẩn mực chất lượng của hạt hồ tiêu mình sản xuất.
Nhưng thật sự nông dân chưa liên kết được các doanh nghiệp để cùng nhau cùng làm. Đó là khó khăn và trăn trở nhất của người dân cho nên tôi mong rằng các cơ quan ban ngành cố gắng tạo điều kiện để người nông dân nắm bắt được hành lang pháp lý để tạo tạo ra sản phẩm chất lượng khi đó giá cả sẽ nâng tầm”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu