Đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long xuất khẩu
Đồng Nai: Thu bạc tỷ từ nuôi thủy sản nước lợ / Thêm đà thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi

Việt Nam đang là quốc gia sản xuất thanh long lớn nhất châu Á với diện tích gần 50.000ha và sản lượng trên 1 triệu tấn/năm. Dù diện tích và sản lượng lớn nhưng giá cả và đầu ra của mặt hàng này liên tục bấp bênh. Cụ thể, trong vài tuần trở lại đây, giá thanh long tại ĐBSCL liên tục sụt giảm, chỉ còn 5.000 - 7.000 đồng/kg, thấp hơn 50% so với hồi đầu năm. Tình trạng này khiến nhà vườn "đứng ngồi không yên". Để giải quyết khó khăn đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Trong một hội thảo chuyên ngành mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, nút thắt cần sớm được tháo gỡ cho quả thanh long nước ta hiện nay chính là phải tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung thay vì làm manh mún, nhỏ lẻ. Chỉ có liên kết sản xuất tập trung theo hướng chất lượng cao và sản lượng lớn, quả thanh long của nước ta mới có thể chủ động về giá cả và đầu ra.
Hiện xuất khẩu thanh long đang chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của cả nước với giá trị đạt gần 1,2 tỷ USD, nhưng có đến 80% là xuất khẩu trái tươi. Do đó, giải pháp đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long là rất cấp thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Khan hiếm cát xây dựng, nguy cơ chậm tiến độ đầu tư công
Giá vàng thế giới quay đầu giảm khi USD mạnh lên, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời
Giá nông sản ngày 23/5/2025: Cà phê phục hồi nhẹ, hồ tiêu duy trì ổn định ở mức cao
Giá heo hơi ngày 23/5/2025: Miền Nam duy trì mức cao
Cửa sáng tăng vốn cho ngân hàng thương mại từ chính sách nới 'room' ngoại

Tỷ giá ngoại tệ ngày 23/5: USD và NDT điều chỉnh nhẹ tại các ngân hàng thương mại