Đầu tư khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp thông minh để nâng cao giá trị cây lúa
Kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khởi sắc / Đề xuất danh mục 10 dự án liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 18/11, tại hội thảo "Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giải pháp từ cây lúa", nhiều chuyên gia, nhà khoa, chính quyền địa phương, doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp nhằm nâng cao vị thế ngành hàng lúa gạo nhằm đem lại lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng trong nước, có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu và có nhiều thương hiệu gạo mạnh trên thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Nói về cây lúa Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân cho rằng: Từ sau hòa bình thống nhất cây lúa đã giữ vững an ninh lương thực cho toàn xã hội và từ năm 1989 đến nay, suốt 32 năm, làm rạng rỡ nước nhà, đưa Việt Nam vào vị trí Top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, người trồng lúa vẫn chưa làm giàu được do chạy theo sản lượng bằng áp dụng quá nhiều hóa chất, giá thành cao, chất lượng thấp, vừa phí phạm nước tưới, rồi cây lúa phải sống chung với biến đổi khí hậu vừa giảm phát thải khí nhà kính.
Theo Giáo sư Xuân, để cây lúa làm nhiệm vụ chính trị để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội, vừa làm nhiệm vụ kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân làm giàu thì trong thời kỳ Nghị quyết 120, Chính phủ nên tiếp tục tích cực chỉ đạo ở tầm cao mới như đầu tư khoa học và cấu trúc hạ tầng thủy lợi, thiết lập những vườn cây ăn trái hiện đại từ các diện tích lúa vùng kém thích nghi giữa đồng bằng và vùng lúa tôm ven biển để nông dân tham gia sản xuất có lợi nhuận lớn hơn.
“Đầu tư theo định hướng này, chắc chắn Chính phủ sẽ tạo điều kiện khuyến khích nhất cho nông dân tham gia các hợp tác xã kiểu mới trên cánh đồng lớn của họ liên kết với các doanh nghiệp tài giỏi bao tiêu đầu ra của nông dân, chế biến thành những sản phẩm có thương hiệu mạnh”, Giáo sư Xuân nhận định.
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân chia sẽ tại hội thảo.
Tại hội thảo, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, cùng với xoài, cá tra, sen, hoa kiểng, lúa gạo là một trong 5 ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh và là ngành hàng có bề dày, giữ vai trò trọng yếu trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, trong tham gia thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia.
Để nâng cao giá trị cây lúa, thời gian qua Đồng Tháp có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến như "1 phải - 5 giảm", "3 giảm - 3 tăng", ứng dụng cơ giới hoá toàn diện, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số, giảm phát thải khí nhà kính, canh tác theo hướng hữu cơ, các mô hình xen canh, các mô hình sản xuất cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hóa trong một số mô hình đã được triển khai, để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất đã giúp tăng thêm thu nhập trung bình cho người nông dân trồng lúa từ 5,3 - 7,7 triệu đồng/ha.
Theo ông Phong, giá trị ngành hàng chế biến lúa gạo liên tục tăng trưởng với nhiều sản phẩm đa dạng, nâng cao giá trị cây lúa, hạt gạo, góp phần mở ra nhiều chuỗi giá trị mới, mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, thu nhập của nông dân trồng lúa chưa ổn định, vẫn còn thấp so với các loại nông sản khác.
“Những bất ổn liên quan nguyên liệu đầu vào, chi phí tăng, thị trường không ổn định, giá bán thấp tiếp tục đe dọa đến thu nhập của nông dân trồng lúa khiến cuộc sống người dân thiếu bền vững. Vì vậy, cần có những giải pháp để giúp người dân nâng cao thu nhập, an tâm sản xuất lúa đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực”, ông Phong nhấn mạnh.
Cũng tại hội thảo này, đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ về “Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu”.
Đề án sẽ đánh giá hiện trạng sản xuất lúa vùng ĐBSCL, vai trò, kết quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo của vùng. Đồng thời, đánh giá tiềm năng, lợi thế và xác định địa bàn bố trí vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phương án sản xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như giải pháp phát triển bền vững vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam