Đầu tư, nâng cao chất lượng cá tra nhằm cạnh tranh bền vững
Bình Thuận: Trồng ớt xiêm đỏ bán tới Tết, chưa hái xong thương lái đã "a lô" / Cà Mau: Đất phèn mặn trồng bưởi da xanh trái to hơn mặt người

Hơn 10,5 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu mà ngành thủy sản nước ta phấn đấu đạt được trong năm 2019. Đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức của thị trường xuất khẩu, để đạt được mục tiêu nói trên cũng như hướng ngành hàng này phát triển bền vững hơn, Bộ NN&PTNT cùng hơn 20 tỉnh, thành ven biển đã cùng ngồi lại để tìm giải pháp.
Sau nhiều năm nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, lần đầu tiên Mỹ công nhận tương đồng cho cá tra Việt Nam. Đây là điểm sáng nhất đối với ngành thủy sản nước từ đầu năm đến nay. Kết quả lần này được xem là một kỳ tích đối với ngành cá tra Việt Nam và nước ta cần giữ vững kết quả đó.
Ngoài Hoa Kỳ, các thị trường khác như: EU, Trung Quốc… cũng đang siết chặt hơn vấn đề chất lượng thủy sản từ Việt Nam. Hiện nhiều nhà nhập khẩu bắt đầu áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến tận ao, vùng nuôi và khu vực khai thác. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành thủy sản nước ta.
Riêng về truy xuất nguồn gốc hải sản theo khuyến nghị của EC, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết sẽ tăng cường các biện pháp chế tài thật mạnh. Trong thời gian qua, ngành chức năng đã quyết liệt tuyên truyền, hướng dẫn, nhưng vẫn có không ít cá nhân, tổ chức vi phạm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Lễ hội văn hóa ẩm thực Bình Định: Kích cầu du lịch từ... đôi đũa
Bcons Solary: Không gian sống hiện đại giữa lòng đô thị trẻ
Giá heo hơi ngày 25/4: Miền Bắc giảm giá, miền Nam vẫn giữ mức đỉnh
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: Hãy coi ESG là một cơ hội
Giá nông sản ngày 25/4: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng vọt sau nhiều phiên chững lại

Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng