Đầu tư nước ngoài vào giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
Giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố 2019 / Bất động sản du lịch: Phải có chiều sâu như phương Tây đang làm
Năm 2018 là đánh dấu sự kiện Nghị định 86 một nghị định quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam đi vào thực tiễn. Nghị định 86, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018 có mục đích thúc đẩy thành lập các trường quốc tế tại Việt Nam bởi số lượng các trường này còn đang khá hạn chế trong thời gian gần đây.
Đánh giá tác động của nghị định này đối vối nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, ông Troy Griffiths cho biết: Trước thời điểm Nghị định 86 có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài đã gặp phải nhiều rào cản trong hoạt động đầu tư lĩnh vực giáo dục, ví dụ như giới hạn tỷ lệ học sinh Việt Nam: 10% đối với cấp tiểu học và 20% đối với cấp trung học. Các trường quốc tế tại Việt Nam vì vậy phụ thuộc nhiều vào tuyển sinh học sinh nước ngoài. Từ khi Nghị định này có hiệu lực, các trường quốc tế đã tận dụng cơ hội và thúc đẩy hoạt động tuyển sinh học sinh Việt Nam. Động thái này chắc chắn đã các tác động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc cơ hội hấp dẫn của thị trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam.
"Thời điểm này vẫn còn là quá sớm để hiểu hết được tác động của Nghị định 86, tuy vậy có thể thấy mức độ quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã tăng đáng kể. FDI vào giáo dục trong giai đoạn từ tháng 8/2019 khi Nghị định 86 có hiệu lực đến tháng 10/2019 đã đạt 97 triệu đô. Các hoạt động M&A, cụ thể là mua cổ phiếu trong lĩnh vực giáo dục chiếm đa số, 37% trong tổng FDI giai đoạn này. Có thể thấy rõ rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến chiến lược hợp tác hơn để giảm thiểu rủi ro", ông Troy Griffiths nhìn nhận.
Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam.
Tuy vậy, theo Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam, xét một cách tổng thể thì giáo dục chỉ chiếm chưa đến 2% tổng lượng FDI vào Việt Nam. Chi phí thuế cao, yêu cầu về nhân sự, số vốn yêu cầu tối thiếu đối với đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó là quy trình phê duyệt phức tạp là một số rào cản đáng kể đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 86 đi vào thực tiễn đã đơn giản hóa yêu cầu đối với nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư vào giáo dục.
Ông cho biết thêm, Việt Nam sẽ thu hút thêm FDI sau khi ký kết các hiệp định thương mại cũng như trở thành điểm đến thay thế lý tưởng cho các công ty đa quốc gia trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Số lượng người nước ngoài đến làm việc tại Việt nam sẽ tăng, mang theo gia đình của họ, từ đó tạo ra một lượng cầu đáng kể cho giáo dục quốc tế, đặc biệt là tại các thành phố thu hút nhiều FDI.
Trong năm 2018, Việt Nam có hơn 320.000 lao động nước ngoài, tăng trung bình 8%/năm từ năm 2008. Một khảo sát trên các lao động nước ngoài năm 2019 của HSBC đã cho thấy Việt Nam tăng hạng từ vị trí 19 lên vị trí 10 trên bảng xếp hạng các nước có "môi trường làm việc và sống hấp dẫn" bởi chi phí sinh hoạt thấp và thu nhập đang tăng lên.
Với câu hỏi Việt Nam đã thực sự tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục chưa hay còn có những lĩnh vực có thể cải thiện để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, ông Troy Griffiths cho hay: Trong năm 2018, ngành giáo dục đã có 2 nghị định quan trọng: Nghị định 135 và Nghị định 86. Hai nghị định này đã đơn giản hóa điều kiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Cụ thể, Nghị định 135 đã đơn giản hóa yêu cầu về mặt pháp lý, vận hành và rút ngắn quy trình thủ tục hành chính, còn Nghị định 86 đã giảm yêu cầu về nhân sự và tăng hạn mức tuyển sinh học sinh Việt Nam.
Tuy vậy, chuyên gia này cho rằng, vẫn tồn tại những rào cản nhất định, ví dụ như Nghị định 86 vẫn yêu cầu giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập cơ sở giáo dục. Thủ tục này khác so với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện khác (chỉ yêu cầu giấy phép kinh doanh).
Thêm vào đó, Nghị định 86 cũng chưa đơn giản hóa pháp nhân. Nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục cần thành lập trường – đây là một pháp nhân. Nhưng để thành lập trường, nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân. Thủ tục này tạo ra 2 pháp nhân, từ đó có thể gây chồng chéo trong cơ cấu tổ chức.
Đưa ra dự báo về tương lai của việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, ông nói: Đầu tư nước ngoài vào giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, với xu hướng hợp tác là chiến lược then chốt. Các chỉ số của thị trường sẽ duy trì ở mức khả quan. Khảo sát của ExpatFinder cho thấy học phí tại các trường quốc tế trên toàn cầu đã tăng 19% so với năm 2017, trong số đó một số nước có mức tăng còn cao hơn. Trong tương lai, học phí dự kiến sẽ tiếp tục tăng, với động lực từ những thay đổi trong nguồn nhân lực toàn cầu và chi phí sinh hoạt. Forbes dự báo ngành giáo dục sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với trị giá lên đến 89 tỷ đô vào năm 2026. Nguồn cầu cho giáo dục chất lượng cao được duy trì nhờ điều kiện sống cao hơn và cơ cấu dân số vàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Giá heo hơi ngày 5/11/2024: Dao động trong khoảng từ 58.000 đến 64.000 đồng/kg