ĐBQH đề nghị tăng nợ công để phục hồi phát triển kinh tế
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics và giáo dục khi Việt Nam tham gia RCEP / Kinh tế và doanh nghiệp hưởng lợi gì khi Việt Nam tham gia RCEP?
GS. Hoàng Văn Cường đề nghị cấp bù 30-40 nghìn tỷ để có 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp cho DN. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc. |
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đưa ra đề xuất Chính phủ tăng cường gói hỗ trợ mới, đồng thời khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành nhằm cung cấp "oxy” cho doanh nghiệp đang “hấp hối” bởi đại dịch COVID-19.
3 lĩnh vực Chính phủ cần ưu tiên đặt hàng, phát triển kinh tếPhát biểu thảo luận tại Quốc hội chiều 8/11, GS. Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) thể hiện sự đồng tình với báo cáo của Chính phủ và thẩm tra của Quốc hội về kết quả đạt được và thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) 2021 và các mục tiêu, giải pháp cho năm 2022.
Theo đại biểu, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế chịu nhiều tổn thất, tăng trưởng âm, hàng chục ngàn doanh nghiệp đóng cửa, hàng nghìn lao động mất việc làm… điều đó cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế đang rất yếu, tiềm lực của các doanh nghiệp (DN) đang bị suy kiệt, để kinh tế Việt Nam không bị lỡ nhịp đà phục hồi của kinh tế thế giới, các DN không chỉ cần thêm nguồn lực để vượt trở lại mà còn phải đặt chân vào khâu sản xuất có giá trị cao trong bối cảnh thế giới đang phân bố lại chuỗi cung ứng. Muốn vậy, các DN và nền kinh tế phải được tăng cường thêm nguồn lực đầu tư theo hai hướng chính.
Đó là, cần có chính sách cấp bù lãi suất để các DN được vay vốn với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát vì hoạt động kinh doanh sau đại dịch còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức lợi nhuận khó bù đắp được các chi phí và lãi suất vay cao như thị trường, trong khi các ngân hàng đang phải duy trì mức lãi suất để bảo đảm kinh doanh, đồng thời tăng cường trích lập các quỹ dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu đang tiềm ẩn gia tăng. Nếu ngân sách dành khoảng 30-40 nghìn tỷ đồng để cấp bù thì chúng ta sẽ có 1 triệu tỷ đồng tiền vốn lãi suất thấp để giúp cho các DN phục hồi, kèm theo phải có cơ chế kiểm soát để các DN có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đều được tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, không để tiền vay ngân hàng chạy vòng quanh trở thành tiền gửi để kiếm lời từ chênh lệch lãi suất hoặc bị đổ vào bất động sản, chứng khoán.
Bên cạnh các giải pháp kích cầu truyền thống là đẩy mạnh đầu tư công, chúng ta phải có giải pháp mới mang tính khác biệt là đặt hàng các DN trong nước đầu tư phát triển các sản phẩm ưu tiên, tạo nên những đột phá cho phát triển. Có 3 lĩnh vực cần ưu tiên đặt hàng.
Một là, đặt hàng với đường sắt, bởi các đô thị lớn đang rất cần phát triển đường sắt đô thị, không thể cứ đi vay tiền rồi thuê nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng các tuyến đường sắt đô thị riêng lẻ mà hệ lụy nhãn tiền vừa qua như tính không đồng bộ, thiếu khả năng kết nối và phụ thuộc lâu dài vào nhà cung cấp nước ngoài. Nếu được Chính phủ đặt hàng và cam kết dành thị phần, các nhà đầu tư trong nước sẽ hợp tác hoặc mua lại công nghệ của nước ngoài kết hợp với thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chúng ta sẽ có ngành đường sắt hiện đại cho riêng mình.
Hai là, kinh tế biển còn đầy tiềm năng chưa được khai thác, Chính phủ cần đặt hàng để hình thành các tổ hợp đầu tư phát triển công nghiệp hậu cần vận tải biển, bắt tay kết nối với các cảng quốc tế bên bờ Thái Bình Dương để biển Vân Phong thành trung tâm trung chuyển vận tải biển quốc tế có lợi thế không thua kém Singapore và nhiều cảng khác ở khu vực. Đó không chỉ là tiền đề khai thác tiềm năng kinh tế biển mà còn là cơ sở quan trọng bảo đảm chủ quyền an ninh trên biển.
Ba là, để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia và bứt phá vươn lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chúng ta cần có hạ tầng công nghệ số của riêng mình để đi trước trong chuyển đổi số và chủ động kiểm soát, bảo đảm an toàn cho tài sản số quốc gia. Nếu được Chính phủ đặt hàng, đại biểu tin rằng các kỹ sư tin học và công nghệ của Việt Nam thừa sức phát triển được các sản phẩm và khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số.
Vấn đề đặt ra là nguồn lực từ đâu hỗ trợ để lãi suất và đặt hàng cho các dự án đầu tư mang tính đột phá? Đại biểu Cường phân tích: Chúng ta đang có dư địa rất lớn để tăng nguồn lực đầu tư khi mà trong những năm qua chúng ta nỗ lực đưa tỷ lệ nợ công xuống thấp còn 43,7% GDP so với mức trần 60% GDP. Do vậy, nên điều chỉnh tăng mức bội chi ngân sách tăng thêm từ 2-3% so với kế hoạch đặt ra trong vòng 2-3 năm, chúng ta sẽ có nguồn lực để thực hiện các kế hoạch phục hồi và đầu tư bứt phá.
“Việc tăng nợ công để trợ cấp toàn dân như một số nước trên thế giới vẫn làm sẽ là không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. Tăng nợ công không phải cho tiêu dùng mà để tăng đầu tư đột phá cho phát triển, phát hành trái phiếu Chính phủ để vay nợ công là giải pháp nên được lựa chọn không chỉ nhằm khai thác nguồn lực đầu tư trong nước và thu hút dòng tiền nhàn rỗi, góp phần kiểm soát lạm phát”, đại biểu phân tích.
Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Ông So nhấn mạnh việc tiếp cận gói hỗ trợ còn khó khăn, trong khi doanh nghiệp đang đối mặt nhiều vấn đề. “Cần tối giản, rút gọn các thủ tục rườm rà, nhanh chóng giải ngân, để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận”, ông nói.
Ông So cũng đề xuất nhanh chóng ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Việt Nam còn nhiều dư địa để nghiên cứu đưa ra các gói kích thích đủ lớn bằng việc nâng trần nợ công nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chỉ tiêu vĩ mô.
"Chính phủ có thể phải cân nhắc đến việc bội chi ngân sách và chuẩn bị một khoản ngân sách bất thường để giải quyết các tình huống bất thường. Chúng ta nên mạnh dạn nâng trần nợ công, sử dụng ngân sách để tăng tiền an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động. Bởi hỗ trợ người lao động cũng chính là giúp cho động lực tăng trưởng của đất nước", đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) nói.
ĐB Trần Văn Khải: Hỗ trợ tài chính, ổn định cuộc sống tại địa bàn có nhu cầu lao động lớn. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc. |
Đề cập cụ thể đến các giải pháp về lực lượng công nhân lao động, đại biểu Trần Văn Khải nhìn nhận, để phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, trong nhiều giải pháp Chính phủ đã đề ra, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo một số giải pháp đối với lực lượng công nhân lao động. Giai đoạn giãn cách vừa qua, chúng ta quan tâm nhiều tác động về khía cạnh kinh tế nhưng theo đại biểu hậu quả về mặt tâm lý cũng là vấn đề nghiêm trọng.
Lực lượng lao động bị sang chấn tinh lý là điều chưa từng xảy ra và nó sẽ để lại di chứng lâu dài, cần nhiều thời gian để khắc phục. Trước đây, việc kéo lao động ở nông thôn lên thành phố đã rất khó, giờ đây xuất hiện thêm tình trạng lao động đang ở sẵn các thành phố nhưng vẫn nhất quyết đi về quê, DN không giữ được lao động kể cả khi đã mở cửa. Đây là thời điểm người lao động là động lực tăng trưởng, hỗ trợ người lao động cũng chính là đóng góp vào động lực tăng trưởng của đất nước.
Do đó, đại biểu kiến nghị một số giải pháp.Thứ nhất, đối với những người lao động phải di chuyển để tìm việc, động lực lớn nhất để họ quay trở lại nơi làm việc là khả năng tìm được công việc bằng hoặc tốt hơn công việc cũ trong môi trường an toàn.Song song với những động thái quyết liệt về kiểm soát dịch bệnh, nhanh chóng đưa cuộc sống ở các vùng bị ảnh hưởng trở lại bình thường sớm nhất. Đại biểu kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương có phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ là kết nối cung - cầu lao động, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn, tạo sinh kế cho người lao động tìm việc làm tăng thu nhập bảo đảm cuộc sống, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cũng như một số các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe phù hợp, giúp tạo tâm lý yên tâm quay trở lại làm việc cho người lao động.
Thứ hai, bài học từ đại dịch COVID-19 cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội là bảo đảm an toàn cho người dân trong điều kiện biến động về KT-XH. Do đó, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp lâu dài về nguồn lực để bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và bảo đảm cơ hội công bằng cho toàn dân. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa để bảo đảm nhà ở cho người dân, đặc biệt là người di cư, người dân vùng chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; đầu tư, xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, đô thị và người có thu nhập thấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh