Đề án Quy hoạch điện VIII: Phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới
DNVN - Bộ Công Thương đã hoàn thiện và chính thức trình Đề án Quy hoạch điện VIII (Đề án) lên Chính phủ. Đề án tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới với quy mô phù hợp.
Nông sản huyện miền núi Nam Đông được Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ tiêu thụ / VN-Index kết thúc chuỗi đà tăng, thị trường chưa thể đạt mốc 1.400 điểm
Bộ Công Thương cho biết, tháng 3/2021, Bộ Công Thương đã báo cáo Hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Quy hoạch điện VIII.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ Công Thương đã thực hiện rà soát, hoàn thiện Đề án và tiếp tục lấy ý kiến các cơ quan đơn vị liên quan.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Đề án được xây dựng trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết 55-ND/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, trên cơ sở 3 quan điểm cốt lõi, gồm:
Thứ nhất, phát triển điện lực đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân.
Thứ hai, phát triển đồng bộ nguồn và lưới; thực hiện đầu tư phát triển điện lực cân đối giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng miền; không xây dựng thêm các đường dây truyền tải điện liên miền giai đoạn 2021-2030; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây tải điện liên miền giai đoạn 2031-2045.
Thứ ba, tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác…) với quy mô phù hợp. Xem xét lộ trình giảm các nguồn điện than, phát triển các nguồn điện khí LNG một các hợp lý. Tăng cường nhập khẩu điện trên cơ sở tuân thủ các văn bản ghi nhớ đã cam kết.
Tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều biến động lớn trong phát triển điện lực. Ví dụ việc Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, tạo ra sự bùng nổ đầu tư của các dự án điện mặt trời, điện gió.
Thêm vào đó là sự chậm trễ và khó khăn trong đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện; sự phát triển của công nghệ trong sản xuất và truyền tải điện dẫn tới khả năng giảm sâu giá thành sản xuất của loại hình nguồn điện này. Ngoài ra, sự xuất hiện của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng to lớn tới quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện…
Bộ Công Thương cho rằng, những biến động này có tác động lớn tới tình hình phát triển điện lực của Việt Nam. Do đó, việc lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) là nhiệm vụ cấp bách và có tính thời sự cao.
Trong tương lai, sự phát triển của ngành điện Việt Nam sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Để vượt qua các khó khăn, thách thức, đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, cần thiết phải xây dựng Quy hoạch điện VIII. Quy hoạch sẽ định hướng được tương lai phát triển của ngành điện; định lượng các giá trị mục tiêu cung cấp điện; xác định quy mô, tiến độ và phân bổ không gian của các công trình nguồn điện, lưới điện và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Giá heo hơi ngày 5/11/2024: Dao động trong khoảng từ 58.000 đến 64.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá
Cột tin quảng cáo