Sửa quy định mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Đề xuất sửa 2 luật để gỡ điểm nghẽn về pháp lý của thị trường bất động sản / Quy định chi phí sử dụng dịch vụ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Đảm bảo việc quản lý hoạt động mua bán nợ được đầy đủ và chặt chẽ hơn. Ảnh minh họa |
NHNN cho biết Thông tư số 09/2015/TT-NHNNban hành và thực hiện được hơn 5 năm, trong quá trình thực hiện mua bán nợ, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo có phát sinh một số vướng mắc do Thông tư số 09 đã có quy định nhưng chưa hướng dẫn cụ thể để xử lý một số trường hợp phát sinh trong thực tế về: Định giá khoản nợ; xử lý chênh lệch tỉ giá; xử lý tài chính đối với trường hợp bên mua nợ là TCTD;...
Thời gian gần đây đã có hiện tượng TCTD thực hiện bán nợ cho bên mua nợ không phải là TCTD và được thanh toán chậm tiền mua nợ. Hoạt động này có thể dẫn đến việc phản ánh thiếu khách quan về tình trạng của các khoản nợ cấp tín dụng tại các TCTD.
Từ các lý do trên, để đảm bảo thống nhất với quy định pháp luật và xử lý được các vấn đề thực tế phát sinh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09 là hết sức cần thiết.
Đảm bảo quản lý hoạt động mua bán nợ được đầy đủ, chặt chẽ hơn
Thông tư 09/2015/TT-NHNNcó 26 Điều. Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư này quy định sửa đổi, bổ sung 9 điều (bổ sung 1 điều, sửa đổi 8 điều).
Cụ thể, dự thảo Thông tư bổ sung Điều 15a về quản lý theo dõi trong trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ. Theo đó, việc quản lý theo dõi trong trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ theo quy định tại Khoản 9 Điều 5 Thông tư này được thực hiện theo nguyên tắc:
1- Trường hợp bên bán nợ còn sở hữu một phần khoản nợ được bán, bên bán nợ tiếp tục làm đầu mối thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu, các biện pháp bảo đảm và các vấn đề khác liên quan của khoản nợ. Phần nợ chưa bán, bên bán nợ tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
Trường hợp bên bán nợ không còn là chủ sở hữu của khoản nợ được bán nhưng các bên có nhu cầu, bên bán nợ được tiếp tục làm đầu mối thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu, các biện pháp bảo đảm của khoản nợ và các vấn đề khác liên quan đến khoản nợ theo thỏa thuận của các bên.
2- Quyền, nghĩa vụ của các bên và việc xử lý các vấn đề phát sinh trong trường hợp bên bán nợ làm đầu mối thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu, các biện pháp bảo đảm và các vấn đề khác liên quan đến khoản nợ quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo hợp đồng do các bên thỏa thuận phù hợp theo quy định pháp luật.
Theo NHNN, Khoản 9 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định: “Trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ được mua, bán và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua, bán nợ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, Thông tư 09/2015/TT-NHNN chưa có quy định cụ thể về việc “Quản lý theo dõi trong trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ”. Do vậy, dự thảo Thông tư sửa đổi có quy định bổ sung về vấn đề này để đảm bảo việc quản lý hoạt động mua bán nợ được đầy đủ và chặt chẽ hơn.
NHNN cũng cho biết Nghị quyết 42/2017/QH14 là thực hiện thí điểm trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 15/8/2017 đến 15/8/2022 với một số cơ chế đặc thù trong phân bổ lãi dự thu, xử lý chênh lệch khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Để đảm bảo sự thống nhất và xử lý phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14, Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (phạm vi điều chỉnh) sẽ được bổ sung Khoản 3 Điều 1 quy định: “Trong thời gian Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, các khoản nợ quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-NHNN nếu thuộc đối tượng của Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mua, bán các khoản nợ này theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 và quy định tại Thông tư này”.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo