Thị trường

Đề xuất mới về quản lý và sử dụng vốn ODA

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Cà phê Khe Sanh rộng đường xuất khẩu / Ngành du lịch sẽ được phục hồi theo xu hướng nào?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, qua thực tế triển khai, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: Việc hoàn thành quy trình, thủ tục từ bước đề xuất dự án đến khi ký hiệp định mất nhiều thời gian. Cụ thể, việc tiếp nhận vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải thực hiện qua nhiều bước (xây dựng và phê duyệt đề xuất, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đàm phán, ký hiệp định, phê chuẩn hiệp định...). Tại mỗi bước, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và chính sách của nhà tài trợ, trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến nguồn vốn này không đồng bộ, nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia trong quá trình ra quyết định dẫn đến việc hoàn thành quy trình, thủ tục ở từng bước mất nhiều thời gian. Thông thường, để có thể thực hiện một dự án phải mất từ 2-3 năm để hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Về điều ước quốc tế, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA: Theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP, quy trình gia hạn, điều chỉnh, bổ sung đối với các điều ước quốc tế, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện sau khi chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những thay đổi như gia hạn thời gian thực hiện dự án, tương ứng với đó là gia hạn giải ngân các hiệp định phải thực hiện thành 2 quy trình nối tiếp nhưng đều do Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện, chồng chéo về thủ tục.

Do vậy, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là cần thiết để khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên và nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Nhiều quy định bổ sung, đơn giản hóa thủ tục

 

Đối với quy định “Ký kết điều ước quốc tế và thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi”: Dự thảo có điểm mới là quy định việc thực hiện đồng thời đề xuất đàm phán và ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định tại Điều 71 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 nhằm tinh gọn, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến điều ước quốc tế. Quy trình này cũng áp dụng tương tự đối với việc ký thỏa thuận vay vốn ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Về nội dung “Quản lý tài chính vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi”, dự thảo đề xuất các điểm mới sau: Bổ sung quy định việc gửi hồ sơ kiểm soát chi theo phương thức điện tử để rút ngắn thời gian kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước; bổ sung quy định việc gửi Bộ Tài chính hồ sơ rút vốn theo phương thức điện tử qua cổng dịch vụ công trực tuyến để tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian xử lý và tăng tỉ lệ giải ngân các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Về quy định “Lập, thẩm định, quyết định chủ trương thực hiện và phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại”, dự thảo có điểm mới là: Đối với các chương trình, dự án khu vực không phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện và ứng xử loại hình dự án khu vực sử dụng vốn ODA không hoàn lại như các dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại khác. Quy định này sẽ tránh tình trạng phải trình Thủ tướng Chính phủ hai lần qua đó giảm bớt thủ tục hành chính.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm