Doanh nghiệp dệt may "khát" đơn hàng
Tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể thấp hơn các dự báo / Giảm phát thải, tăng hấp thụ khí nhà kính trong sản xuất
Có tình trạng nhà máy hàng nghìn lao động nhưng chỉ nhận được đơn hàng vài trăm sản phẩm và giá gia công chỉ bằng một nửa so với trước. Các doanh nghiệp đang phải tìm hướng thích ứng để tồn tại, duy trì sản xuất để cố giữ lao động.
Tại Tổng Công ty May Hưng Yên, công nhân vẫn may mắn khi chưa phải nghỉ làm cách nhật và thỉnh thoảng tăng ca khi cần giao hàng gấp. Nhiều người cho biết bạn bè của họ đã phải nghỉ làm vì doanh nghiệp không có đơn hàng.
Dù còn giữ được việc làm nhưng do giá thành gia công thấp nên lương của người lao động cũng giảm đáng kể. Nếu như trước đây, một công nhân làm đủ công và có tăng ca thì thu nhập khoảng 12 - 15 triệu/tháng, nay chỉ còn khoảng 6 - 7 triệu/tháng.
Những khó khăn của doanh nghiệp dệt may có thể kéo dài đến hết năm 2025. Ảnh minh họa.
Đại diện các doanh nghiệp dệt may cho biết, hiện giá cả đầu vào tăng, giá gia công lại giảm, đơn hàng cũng giảm từ 15 - 30%. Nếu cho công nhân nghỉ việc, đến khi có đơn hàng trở lại khó mà tuyển đủ, còn nếu giữ chân họ phải bù lỗ và cũng chưa biết bù đến khi nào.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịchHiệp hội Dệt may Việt Namcho biết: "Đơn hàng thiếu có thể đến hết 2024, vì vậy các doanh nghiệp phải tự thân vận động...".
Theo nhiều dự báo, những khó khăn củadoanh nghiệp dệt maycó thể kéo dài đến hết năm 2025. Vì vậy, thời gian này các doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng để ổn định sản xuất và giữ chân người lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam