Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã đạt trên 140% - Áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng
Sẽ không bị đứt gẫy chuỗi cung ứng dệt may xuất khẩu năm 2021 / Bình Dương: Ngăn chặn tình trạng sốt giá, bong bóng bất động sản
Với tỷ lệ này, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế, nếu để tỷ lệ này tiếp tục tăng cao và vốn vay trung dài hạn cũng dựa nhiều vào ngân hàng thì sẽ tạo áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô.
Vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Nguyễn Thị Hồng đưa ra kiến nghị mong Thủ tướng quan tâm chỉ đạo để phát triển thị trường tài chính theo hướng hài hoà giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thực tiễn hoạt động ngân hàng thời gian qua cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp của Việt Nam nhưng khả năng tiếp cận vốn hạn chế do năng lực tài chính, quản trị, phương án kinh doanh khả thi, quản trị dòng tiền còn hạn chế.
Trong đó, có những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, mong Thủ tướng và Chính phủ cần quan tâm, có cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với khối doanh nghiệp này.
Ngân hàng Nhà nước cho biết dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140%.
Về phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng cắt giảm thủ tục để tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.
Ở trụ cột là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng, Thống đốc cho biết, trong thời gian qua, công tác tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu đã đạt được những kết quả nhất định, đảm bảo an toàn hệ thống.
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm lớn hiện nay là tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng Thương mại Nhà nước bởi nếu không được bổ sung thì hạn chế khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thu hẹp thị phần của khối Ngân hàng Thương mại Nhà nước, khó hiện thực hoá chỉ tiêu có ít nhất 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực Châu Á theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (thời gian qua Agribank mới được tăng 3.500 tỷ đồng).
Đối với việc xử lý các ngân hàng mua 0 đồng, đây là việc khó, chưa có tiền lệ, đòi hỏi sự đồng thuận, thống nhất và sự quyết tâm cao mới có thể thực hiện được. Bởi vậy, NHNN mong Thủ tướng, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo. Đối với vấn đề xử lý nợ xấu, trong thời gian qua với sự ra đời của Nghị quyết số 42 của Quốc hội, việc xử lý nợ xấu có tiến triển và kết quả tốt, nếu như không có đại dịch Covid-19 xuất hiện thì kết quả sẽ theo đúng lộ trình tại Nghị quyết, tuy nhiên do tác động của đại dịch nên nợ xấu có xu hướng tăng lên.
Đối với trụ cột hệ thống ngân hàng cung ứng dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế, Thống đốc báo cáo trong thời gian qua ngành Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, sáng tạo và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để cung ứng nhiều dịch vụ ngân hàng số, tiện ích, bảo đảm an ninh, an toàn, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu hành lang pháp lý đồng bộ cho vấn đề mới phát sinh như vấn đề cho vay ngang hàng, quản lý tiền điện tử, tiền kỹ thuật số… Đồng thời, việc triển khai các dịch vụ trên cơ sở đổi mới, sáng tạo có thể phát sinh rủi ro mà thời điểm hiện tại chưa nhận diện được, cần có cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng xử với rủi ro phù hợp để giảm áp lực cho cơ quan và nhân lực thực hiện.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN cần rà soát công việc, xác định những việc trọng tâm, trọng điểm, cấp bách để xử lý, bảo đảm phải có sản phẩm trong vòng 3-6 tháng tới.
Về nguyên tắc chung, Thủ tướng chỉ đạo, ngành Ngân hàng rà soát lại toàn bộ các công việc trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy định pháp luật liên quan đến ngành và căn cứ vào thực tiễn triển khai, chức năng nhiệm vụ của ngành, bảo đảm nguyên tắc hoạt động của Đảng, dự báo và có giải pháp những vấn đề phát sinh. Những việc đang làm tốt tiếp tục kế thừa và phát huy. Những vấn đề vướng mắc cần có giải pháp tháo gỡ trên tinh thần vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với ngành Ngân hàng.
Lựa chọn một số việc ưu tiên làm trước, việc khó phức tạp cân nhắc kỹ lưỡng tìm giải pháp phù hợp, xử lý có hiệu quả, những việc chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng vượt quá thực tiễn thì mạnh dạn đề xuất làm thí điểm vừa làm vừa rút kinh nghiệm mở rộng dần thực hiện từng bước chắc chắn, không cầu toàn, không nóng vội, tinh thần có hiệu quả, có sản phẩm cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, rà soát lại hành lang pháp lý, hoàn thiện thể chế để bảo đảm hệ thống phát triển an toàn, lành mạnh, tăng cường phân cấp và sử dụng công cụ giám sát, kiểm tra, kiểm soát đo lường hiệu quả.
Sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, tạo lập niềm tin nhân dân, niềm tin với nhà đầu tư trong nước và niềm tin quốc tế.
Xây dựng kịch bản ứng phó dịch Covid-19 của ngành ngân hàng, cắt giảm chi phí, chia sẻ lợi nhuận tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn phục hồi sản xuất nhưng không được hạ chuẩn cho vay tránh gây rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc