Tổng thư ký VCCI: Kinh doanh có trách nhiệm là điều cần phải làm của doanh nghiệp
Đà Nẵng: Tàu kinh doanh xăng dầu chỉ được di chuyển trong khu vực Âu thuyền Thọ Quang vào ban ngày / Sự kiện hủy hàng loạt vì Covid-19, dân kinh doanh lại điêu đứng
Sáng ngày 15/4 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban Nhân quyền Úc (AHRC) đã phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu tài liệu “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong ngành may mặc và da dày Việt Nam”.
hát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thống kê cho thấy tín hiệu 4 tháng đầu năm cho thấy cả nền kinh tế của nước ta đang trên đà phục hồi trong đó có ngành da giày và dệt may.
Theo ông Vinh, người làm kinh doanh cần phải có trách nhiệm và đạo đức trong kinh doanh. Doanh nghiêp không chỉ có trách nhiệm với cổ đông, tối ưu hóa tài chính mà đồng thời phải tạo ra được giá trị cho xã hội và môi trường. Càng ngày trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ càng tăng lên. “Kinh doanh có trách nhiệm không phải là một lựa chọn mà là điều cần phải làm”, ông Vinh nhấn mạnh”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện.
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hải, đại diện cho nhóm tác giả cho biết, bộ tài liệu được nghiên cứu nhằm giới thiệu khuôn khổ quốc tế về kinh doanh có trách nhiệm và quyền con người áp dụng trong ngành may mặc và da giày; nhận diện số thách thức về quyền con người trong lĩnh vực may mặc và da giày tại Việt Nam; bên cạnh đó cung cấp một số hướng dẫn về thực hành kinh doanh có trách nhiệm áp dụng cho ngành may mặc và da giày ở Việt Nam.
Bà Hải cũng chia sẻ, các doanh nghiệp cần có trách nhiệm về quyền con người vì thứ nhất, hoạt động của doanh nghiệp có thể tác động đến người lao động, khách hàng, nhà cung cấp nơi doanh nghiệp hoạt động. Thứ hai, việc tôn trọng quyền con người không chỉ là quản lý rủi ro mà còn có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới bao gồm khả năng tiếp cận thị trường, vốn, nha fcung cấp, thị trường…
Theo thống kê, phụ nữ chiếm khoảng 80% trong ngành may mặ và da giày, phần lớn trong số họ di cư từ nơi khác đến và chưa tham gia bất kỳ hình thức đào tạo nghề nào. Là một doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm có nghĩa là phòng tránh và giải quyết các tác động “bất lợi” từ các hoạt động và vận hành của doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của các quốc gia nơi mà doanh nghiệp hoạt động.
Kỳ vọng này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, lĩnh vực, cơ cấu, địa điểm, quyền sở hữu hoặc tình trạng pháp lý. Trọng tâm của ứng xử và thực hành kinh doanh có trách nhiệm là tôn trọng quyền con người.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam nhận ra rằng tôn trọng quyền con người không chỉ là điều đúng đắn mà con mang lại lợi ích tốt nhất cho hoạt động kinh doanh. Tôn trọng quyền con người không chỉ nhằm để quản lý rủi ro mà còn có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới bao gồm khả năng tiếp cận thị trường, vốn, nhà cung cấp và người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa lên sàn UPCoM, Nguyên liệu Á Châu AIG muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Một doanh nghiệp 2 năm liền dẫn đầu nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ
Xuất khẩu cá ngừ vượt mốc 90 triệu USD/tháng
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam