Đưa mã số vùng trồng cho địa phương quản lý để thúc đẩy nông sản xuất khẩu
Giá nông sản ngày 1/5/2022: Cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng / "Tuần hàng Việt Nam tại Anh năm 2022" sẽ quảng bá nông sản, thực phẩm chất lượng cao
Tiếp chuỗi sự kiện phổ biến các quy định và thực thi cam kết về SPS trong Hiệp định thương mại tự do, sáng 16/6, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp Sở NN-PTNT, Sở Công Thương, cùng một số UBND huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị hướng dẫn cho những doanh nghiệp, HTX, người dân có nhu cầu xuất khẩu.
Là vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, với tổng diện tích cây ăn quả các loại 82.805 ha, sản lượng của Sơn La hàng năm đạt trên 450.000 tấn. Hiện tỉnh có 241 mã số vùng trồng, với diện tích 3.865,45 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương đạt: 5.041 ha.
Thông qua hội nghị, Sở NN-PTNT Sơn La cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân trong công tác thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm xoài nói riêng và các sản phẩm nông sản khác của tỉnh Sơn La nói chung.
Bộ NNPTNT chủ trương đưa mã số vùng trồng cho địa phương quản lý.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sơn La, bà Cầm Thị Phong cho biết, lĩnh vực nông nghiệp là điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng đạt 7,19 % so với năm 2020. Đây là mức tăng cao nhất trong các năm qua.
Trong đó, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt trên 161,2 triệu USD (tăng 44%); đồng thời 17 sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La đã xuất khẩu sang thị trường 21 nước như Mỹ, Australia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, UAE...
Với trên 410.000 ha đất nông nghiệp màu mỡ, tầng canh tác dày cùng điều kiện khí hậu cận ôn đới, Sơn La đã phát triển và hình thành được vùng nguyên liệu nông sản tập trung, với khối lượng hàng hoá nông sản lớn. Một số vùng nông sản Sơn La đứng trong tốp đầu cả nước.
Phát biểu tại hội nghị, TS Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng những ý kiến tại hội nghị nhằm giúp người nông dân sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, nhằm đáp ứng yêu cầu trong tiêu thụ nông sản, từng bước nâng cao được giá trị sản xuất nông nghiệp của Sơn La.
Trả lời những ý kiến băn khoăn về những quy định mới của thị trường Trung Quốc, trong đó có hai Lệnh 248, 249 được áp dụng từ ngày 1/1/2022, ông Hòa cho biết, một bộ phận người dân, doanh nghiệp hiện còn nhầm lẫn về hai lệnh mới của Trung Quốc. Cụ thể, Lệnh 248, Lệnh 249 chỉ tập trung vào nhóm các mặt hàng thực phẩm. Trong khi đó, các mặt hàng nông sản như rau, củ, quả không nằm trong nhóm sản phẩm bị kiểm soát.
Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của việc quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng trong việc giúp nông sản vượt qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong hàng rào kỹ thuật của thị trường xuất khẩu.
Lấy ví dụ về trường hợp sản phẩm xoài của HTX Mỹ Xương, tỉnh Đồng Tháp bị mạo danh mã số vùng trồng khi xuất khẩu sang Trung Quốc hồi năm 2020, ông Hòa cho biết: "Hiện Bộ NN-PTNT có chủ trương đưa mã số vùng trồng về cho địa phương quản lý. Đây là tiền đề để nông sản Sơn La nói riêng, và nông sản Việt Nam nói chung bay cao, bay xa trên trường quốc tế".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh