EVN hứa sẽ hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà
Bắc Ninh: Bắt 2 nhóm thanh niên sử dụng trái phép chất ma túy / Tăng học phí lên 70 triệu đồng/năm, ĐH Y Dược TP.HCM nói gì?
Tại cuộc họp với các Tổng công ty điện lực mới đây, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân nhấn mạnh quan điểm của EVN là tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư để khuyến khích phát triển ĐMTMN nhằm góp phần tạo nguồn cung điện tại chỗ và đảm bảo khả năng cung ứng điện khi hệ thống điện Việt Nam không còn nguồn dự phòng. Theo đó, EVN sẽ tạo điều kiện để nguồn ĐMTMN phát triển phù hợp, mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, phù hợp với khả năng hấp thụ, giải tỏa của lưới điện.
Theo báo cáo của EVN cho biết, tính đến thời điểm ngày 7/6/2020, trên cả nước đã có hơn 31.100 hệ thống ĐMTMN, với tổng công suất lắp đặt hơn 640MWp, sản lượng phát lên lưới hơn 145 triệu kWh, tổng số tiền điện EVN đã thanh toán cho các khách hàng là hơn 300 tỉ đồng.
Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân chủ trì cuộc họp.
Tổng giám đốc Tập đoàn chỉ đạo các Ban chuyên môn EVN và các tổng công ty điện lực nghiên cứu công bố thông tin về khả năng hấp thụ nguồn ĐMTMN tại các khu vực để nhà đầu tư xem xét vị trí, quy mô đầu tư hệ thống ĐMTMN; đưa ra hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn để hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn công nghệ phù hợp.
Các Ban chuyên môn EVN cũng cần ban hành hướng dẫn triển khai ĐMTMN cụ thể tới các đơn vị điện lực, trong đó thống nhất quan điểm, thể hiện cách làm việc rõ ràng, công khai, minh bạch của EVN. Tổng giám đốc Tập đoàn nhấn mạnh: “Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nhân viên Điện lực phải thể hiện được thái độ cầu thị, lắng nghe, hỗ trợ khách hàng phát triển ĐMTMN”.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần tiếp tục quảng bá mạnh hơn nữa tới từng hộ dân, từng người dân về hiệu quả ĐMTMN. Các Công ty Điện lực cũng cần có tư vấn tới khách hàng để lựa chọn công suất lắp đặt ĐMTMN phù hợp, với quan điểm tự tiêu thụ điện tại chỗ là chủ yếu.
Trong quá trình phát triển các hệ thống ĐMTMN xuất hiện một số vướng mắc. Cụ thể, trên địa bàn các tỉnh, thành phố hiện có một số dự án điện mặt trời có các tấm pin mặt trời lắp đặt trên hệ thống khung giá đỡ (không có mái) nằm trên đất, công suất dưới 01MW đấu nối vào lưới điện có cấp điện áp ≤ 35 kV. Hoặc dự án điện mặt trời đấu nối vào lưới điện có cấp điện áp ≤ 35 kV, có các tấm pin mặt trời lắp đặt một phần nhỏ trên mái nhà, phần lớn còn lại lắp trên đất của khách hàng sử dụng điện. Ngoài ra còn có trường hợp, dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà xưởng, nhà kho của khách hàng trong khu công nghiệp, vừa mua điện từ lưới điện của EVN để sử dụng và vừa bán điện mặt trời lên lưới điện của EVN qua máy biến áp 110kV.
EVN sẽ hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà.
Theo quy định tại khoản 5 và khoản 6, Điều 3 của Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, các dự án trên được gọi là điện mặt trời nối lưới.
Cũng theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4, Điều 5 của Quyết định này, chỉ các dự án nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 hoặc đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ 01/7/2019 đến hết 31/12/2020 mới được áp dụng giá điện mặt trời nối lưới theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg. Các dự án điện mặt trời nối lưới còn lại, giá mua điện được xác định thông qua cơ chế cạnh tranh. Do vậy, các dự án điện mặt trời công suất dưới 01 MW nêu trên chưa xác định được giá điện.
EVN đề nghị Bộ Công Thương xem xét các dự án điện mặt trời công suất dưới 01 MW trong các trường hợp nêu trên là điện mặt trời mái nhà để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện mặt trời.
Ngoài ra, một số chủ đầu tư dự án ĐMTMN đã thực hiện ký hợp đồng mua bán điện với EVN trước 30/6/2019, nay có nhu cầu lắp đặt tăng thêm công suất của dự án, cũng khó khăn trong việc xác định giá mua điện cho EVN.
Để đảm bảo thực hiện đúng giá mua điện mặt trời trong từng giai đoạn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, EVN kiến nghị Bộ Công Thương cho phép EVN thực hiện áp dụng giá mua điện đối sản lượng điện phát lên lưới tương ứng với tỷ lệ công suất lắp đặt trước và sau 30/6/2019.
Đồng thời, bổ sung các chế tài xử phạt trong trường hợp các chủ đầu tư dự án ĐMTMN tăng công suất mà không thông báo với bên mua điện như: phạt vi phạm hợp đồng, thoái hoàn tiền điện do EVN thanh toán thừa, đơn phương chấm dứt hợp đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh