Thị trường

Gần 1,2 triệu lượt hộ được vay vốn ưu đãi

Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, gần 1,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng này.

Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ / Tổng cục QLTT và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ký kết Quy chế phối hợp

Vốn tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ kịp thời cho đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 216.000 lao động. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Vốn tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ kịp thời cho đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 216.000 lao động. (Ảnh minh họa: Dân trí).

Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng thông tin, tổng doanh số thu nợ đạt hơn 29.600 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, tổng doanh số cho vay của toàn hệ thống đạt 42.583 tỷ đồng.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời cho đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 216.000 lao động, trong đó, có 1,9 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Nguồn vốn này cũng giúp gần 9.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập và hỗ trợ xây dựng 770.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 11,5 nghìn căn nhà ở cho các đối tượng chính sách.

Đến 30/6/2020, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 226.560 tỷ đồng, tăng 14.666 tỷ đồng so với 31/12/2019; trong đó, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 19.505 tỷ đồng, tăng 4.071 tỷ đồng. Một số tỉnh, thành phố chuyển nguồn vốn ủy thác cho vay nhiều trong 6 tháng đầu năm 2020, như: thành phố Hà Nội (1.087 tỷ đồng); TP.HCM (816 tỷ đồng); Đà Nẵng (194 tỷ đồng); Bình Dương (186 tỷ đồng); Bà Rịa - Vũng Tàu (174 tỷ đồng); Bình Định (114 tỷ đồng); Long An (67 tỷ đồng); Vĩnh Phúc (66 tỷ đồng); Quảng Nam (63 tỷ đồng).

 

Gần 1,2 triệu lượt hộ được vay vốn ưu đãi - Ảnh 1.

Gần 1,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến 30/6/2020 đạt 219.565 tỷ đồng, tăng 12.760 tỷ đồng (6,2%) so với cuối năm 2019, với trên 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 189.499 tỷ đồng, tăng 9.495 tỷ đồng (5%) so với cuối năm 2019, hoàn thành 66% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,70% tổng dư nợ; trong đó nợ quá hạn chiếm 0,25%/tổng dư nợ.

Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội yêu cầu toàn hệ thống củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt, đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng còn thấp hoặc chưa ổn định; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, nắm bắt kịp thời những thiệt hại do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long gây ra để triển khai các giải pháp khắc phục thiệt hại, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm