Thị trường

Gạo Việt có nhiều "điểm cộng" trên thị trường quốc tế

DNVN - Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chất lượng cao và giá thành hợp lý đang là “điểm cộng” để gạo Việt Nam có nhiều lợi thế khi giao dịch trên thị trường quốc tế.

Thị trường nông sản thế giới tuần qua: Giá gạo ổn định, cà phê giảm / Giá gạo trong nước giảm nhưng giá gạo xuất khẩu tăng thêm 5 USD/tấn

Sau khi điều chỉnh tăng 9 USD/tấn đối với gạo 25% tấm và tăng 12 USD đối với gạo 5% tấm, ngày 30/4, giá 2 loại gạo nêu trên của Thái Lan đang được bán ra ở mức giá 430 USD/tấn (gạo 5% tấm) và 423 USD/tấn (gạo 25% tấm).

Tuy nhiên, trong khi 2 loại gạo 5% tấm và 25% tấm tăng giá, thì ngược lại, gạo 100% tấm của Thái Lan giảm 1 USD/tấn, bán ra ở mức 405 USD/tấn.

Với mức điều chỉnh tăng thêm từ 9- 12 USD/tấn, giá 2 gạo xuất khẩu 5% tấm và 25% tấm của Thái Lan đã cao hơn giá gạo Việt Nam từ 15- 28 USD/tấn.


Gạo Việt có nhiều "điểm cộng" lợi thế khi trên thị trường quốc tế.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chất lượng cao, giá thành hợp lý đang là “điểm cộng” để gạo Việt Nam có nhiều lợi thế khi giao dịch trên thị trường quốc tế.

Theo đó, ngày 30/4, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ổn định ở mức 415 USD/tấn (gạo 5% tấm), 395 USD/tấn (gạo 25% tấm) và 360 USD/tấn (gạo 100% tấm). Mức giá này đã được giữ ổn định trong hơn 2 tuần nay, tạo lợi thế cho xuất khẩu gạo khi nhu cầu lương thực trên thế giới tăng cao trong bối cảnh nguồn cung lương thực trên thế giới bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, dịch COVID-19 và xung đột giữa Nga và Ukraina.

Hiện nay, so với gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Pakistan, gạo Việt Nam có ưu thế về chất lượng vượt trội, dù giá cao hơn gạo Ấn Độ từ 42 USD/tấn (gạo 5% và 25% tấm) đến 37 USD/tấn (gạo 100% tấm); cao hơn gạo Pakistan lần lượt là 72 USD/tấn (gạo 5% tấm), 67 USD/tấn (gạo 25% tấm) và 17 USD/tấn (gạo 100% tấm).

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm