Thị trường

GDP năm 2020 dự kiến tăng trưởng 2 - 2,5%, năm 2021 là 6,7%

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020.

Cấp hơn 7.200 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực / Lào Cai: Nhiều cách làm sáng tạo giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Hoạt động của một công xưởng tại Việt Nam (Ảnh: Bloomberg)

Hoạt động của một công xưởng tại Việt Nam (Ảnh: Bloomberg)

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về ước kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong bối cảnh rất khó khăn, nền kinh tế nước ta không rơi vào tình trạng suy thoái, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng âm.

Ước thực hiện 12 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 vẫn có 5 chỉ tiêu đạt và 2 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra. Chính phủ nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, có cơ chế, giải pháp, chính sách phù hợp kích thích mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng chủ yếu, gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", kiên quyết phòng, chống đại dịch COVID-19, đồng thời tranh thủ cơ hội, phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.

Bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận nêu trên, nền kinh tế vẫn còn những hạn chế tích tụ trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được chỉ ra tại báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội qua nhiều kỳ họp, như: thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn chậm.

 

Kinh tế tư nhân chưa thực sự mạnh, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu còn hạn chế.

Các vấn đề xã hội còn một số bất cập, chênh lệch về mức sống, mức độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội của người dân giữa các vùng, địa phương. An toàn xã hội như an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng không khí, xử lý rác thải… còn một số bất cập gây bức xúc. Tình hình tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, diễn biến phức tạp...

GDP năm 2020 dự kiến tăng trưởng 2 - 2,5%, năm 2021 là 6,7% - Ảnh 1.

Trong bối cảnh khó khăn, nền kinh tế Việt Nam không rơi vào tình trạng suy thoái, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Đại dịch COVID-19 trên thế giới tuy có dấu hiệu dịu lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường và khả năng cao sẽ kéo dài cả năm 2021.

Triển vọng kinh tế toàn cầu là rất khó khăn, các nước đối tác lớn suy thoái, dự báo khó phục hồi trong ngắn hạn và khả năng phục hồi trở lại trạng thái trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra sẽ cần thời gian khoảng 2 - 4 năm tùy thuộc mức độ tác động.

 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7% với mục tiêu tổng quát là: "Tập trung khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân; từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân; nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề xuất dự kiến xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng về số lượng chỉ tiêu so với các năm trước của giai đoạn 2016 - 2020 (khoảng 12 chỉ tiêu) để bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Kế hoạch hàng năm và Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025), tạo thuận lợi và gắn kết việc đánh giá kế hoạch hàng năm với đánh giá giữa kỳ và 5 năm.

Đồng thời, dự kiến xây dựng 5 cân đối lớn để phù hợp với dự kiến định hướng xây dựng các cân đối lớn của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm