Giá bán gỗ nguyên liệu xuống thấp kỷ lục
Cần gần 229 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi / Hoa quả Việt Nam xuất khẩu trở lại sang Mỹ
7 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ tăng trưởng 7,6%, nhưng sự tăng trưởng chủ yếu nằm 2 nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất và gỗ ván ghép thanh.
Còn với gỗ dán, lượng xuất khẩu cũng đã suy giảm gần một nửa, khi Mỹ khởi kiện chống lẩn tránh thuế, trong khi Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá. Thậm chí, với các mặt hàng dăm gỗ, viên nén, nguyên liệu mức suy giảm còn khoảng 80%.
Đầu ra giá giảm sâu, thậm chí tắc nghẽn khiến doanh nghiệp tìm hướng các thị trường ngách, đồng thời phải điều chỉnh giá mua đầu vào. Tuy nhiên khi giá đầu vào điều chỉnh giảm đến 15% - 20%, người nông dân không có động lực để xẻ cây ra bán. Điều này khiến không ít doanh nghiệp không thể mua được nguyên liệu đầu vào.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ tăng trưởng 7,6%. (Ảnh minh họa)
Một công ty sản xuất gỗ dán cho biết, trước kia họ sản xuất khoảng 25 container mỗi tháng, nhưng nay có khi chỉ sản xuất 3 - 5 container, một phần do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng chủ yếu là do thiếu nguyên liệu đầu vào vì người dân chưa muốn bán gỗ cho họ.
Người dân không xẻ gỗ để bán thì không có phần gốc để cho doanh nghiệp làm nội thất, hay gỗ ván ép thanh vốn đang vẫn xuất khẩu tốt. Thậm chí, những phần phụ là dăm gỗ để sản xuất giấy cũng bị thiếu.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, giá gỗ nguyên liệu đang giảm đồng loạt từ Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa cho đến Bình Phước, 4 vùng nguyên liệu này đã chiếm đến hơn 70% nguyên liệu sản xuất gỗ dán, dăm gỗ của Việt Nam.
Giải pháp cho cung cầu gỗ nguyên liệu
Việc người dân không muốn xẻ cây ra bán là điều dễ hiểu bởi chu kỳ để khai thác cây gỗ tối thiểu là 4 - 5 năm, nên khi bán ít nhất là hòa vốn chứ không phải để bán lỗ.
Còn với doanh nghiệp, biên lợi nhuận của ngành gỗ rất hẹp, chỉ từ 5% - 7%, nên doanh nghiệp không thể mua nguyên liệu đầu vào với giá quá cao. Vậy đâu sẽ là giải pháp để cân đối được cung và cầu trong ngắn hạn và dài hạn?
Biên lợi nhuận của ngành gỗ rất hẹp, chỉ từ 5% - 7%, nên doanh nghiệp không thể mua nguyên liệu đầu vào với giá quá cao. (Ảnh minh họa)
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cần tạo chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng và doanh nghiệp, từ đó, quy hoạch lại đầu ra cho cây gỗ.
Ngoài ra, một giải pháp cốt lõi để tăng giá trị cho cây gỗ là khắc phục chất lượng cây giống từ đó có thể tăng giá bán. Nâng cao các tiêu chuẩn là một trong các giải pháp để đa dạng hóa đầu ra.
Chất lượng gỗ tốt, sản phẩm từ cây gỗ sẽ được cải thiện, giá đầu ra cho cây gỗ cũng sẽ cao hơn, từ đó thu nhập của người dân cũng tăng lên. Như vậy, nguồn cung nguyên liệu ngành gỗ mới ổn định trong dài hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh