Giá dầu lập tức tăng sau khi OPEC+ đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng
Để Việt Nam trở thành "công xưởng" sản xuất khẩu trang / Tiếp tục giảm giá xăng sau đợt giảm "khủng"
Dù con số 9,7 triệu thùng cắt giảm mỗi ngày vẫn chưa đủ lớn để kìm hãm đà lao dốc của nhu cầu do đại dịch Covid-19, song đây vẫn được xem là nỗ lực rất lớn của các nước xuất khẩu. Chính phủ nhiều nước cũng lên tiếng hoan nghênh bước đi lịch sử này.
Cuộc họp khẩn cấp diễn ra trong bối cảnh các quốc gia sản xuất dầu thô gặp khó khăn trong quá trình chốt thỏa thuận giảm sản lượng, để thúc đẩy giá dầu thô tăng lên giữa lúc đại dịch Covid-19 kìm hãm nhu cầu nghiêm trọng. Đây là cuộc họp thứ hai trong 4 ngày qua.
Trên Twitter cá nhân, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia - Abdul Aziz bin Salman khẳng định, cuộc họp đã kết thúc bằng sự đồng thuận của các nhà sản xuất OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng từ tháng 5 tới. Bộ trưởng Năng lượng Kuwait Khaled al Fadhel thì gọi đây là một thỏa thuận lịch sử nhằm giảm sản lượng của các nước thành viên OPEC+ xuống gần 10 triệu thùng/ngày.
Đại diện Mexico Nahle Garcia cũng đánh giá cao thỏa thuận với sự nhất trí của toàn bộ 23 nước tham gia. Trước đó, nước này đã từ chối ký văn kiện vì cho rằng không được đối xử công bằng như những nước khác. Mexico chỉ đồng ý cắt giảm 100.000 thùng/ngày, thấp hơn 1/4 so với hạn ngạch mà OPEC+ muốn phân bổ cho nước này.
Trên Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá, đây là một thỏa thuận rất tốt cho tất cả mọi người, sẽ bảo vệ hàng trăm nghìn việc làm trong lĩnh vực năng lượng tại Mỹ. Dù không trực tiếp tham gia thỏa thuận do những quy định ngặt nghèo trong đạo luật “chống độc quyền”, song chính quyền Mỹ cũng bày tỏ sẵn sàng cắt giảm sản lượng. Mỹ cùng với các nước xuất khẩu dầu mỏ khác như Canada và Na Uy được kỳ vọng sẽ đóng góp thêm 5 triệu thùng/ngày vào tổng mức cắt giảm toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh