Giá điều nhân nội địa cao hơn xuất khẩu ẩn chứa nguy cơ gì?
Trái cây đồng loạt tăng giá kỷ lục / Kinh tế Việt Nam dự báo bật tăng mạnh vào năm 2021
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 9/2020 ước đạt 50 nghìn tấn với giá trị 298 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2020 đạt 363 nghìn tấn và 2,3 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường điều nhân nội địa giá tăng liên tục, cao hơn cả giá xuất khẩu. |
Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, chiếm thị phần lần lượt là 34%, 13,3% và 11,4% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.
Giá trị xuất khẩu điều tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật, tăng 75,9%, ngược lại thị trường có giá trị xuất khẩu điều giảm mạnh nhất là Nga, giảm 38,8%. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2020 đạt 6.392 USD/tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Khối lượng điều thô nhập khẩu trong tháng 9/2020 ước đạt 142 nghìn tấn với giá trị đạt 143 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2020 đạt 1,11 triệu tấn và 1,35 tỷ USD, giảm 14% về khối lượng và giảm 20,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường nhập khẩu hạt điều chính trong tháng 8 năm 2020 là Bờ Biển Ngà, Campuchia và Ghana.
Phân tích thị trường, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, nhu cầu thu mua điều thô hiện nay vẫn rất cao, chủ yếu đến từ các lò chẻ và các nhà máy nhỏ. Còn các nhà máy lớn do giá quá cao không cân đối được với giá điều nhân, nên họ giảm công suất chế biến để chờ khi giá điều thô hạ.
Đối với thị trường điều nhân, trong hai tuần cuối của tháng 9 các giao dịch đã sôi động hơn. Giá điều nhân đang dao động ở mức 6.128 - 7.
Riêng với thị trường Trung Quốc, nhu cầu cũng đang tăng nhưng lượng chào bán ít do phía các nhà nhập khẩu có yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, trong khi nguồn hàng phù hợp với tiêu chuẩn của họ ở Việt Nam không còn nhiều.
Đáng chú ý, thị trường điều nhân nội địa giá tăng liên tục, cao hơn cả giá xuất khẩu. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nguyên nhân chủ yếu do một số công ty thiếu hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký từ trước cần mua nhân điều nội địa.
Tuy nhiên, có thông tin một số các công ty thương mại đang gom điều nhân nhằm đẩy giá lên để bán điều thô. Giá điều nhân trên thị trường đang tăng trong giai đoạn ngắn do phía Việt Nam đang bị thiếu hụt điều thô cục bộ.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, lượng cung điều thô trên thế giới vẫn còn rất lớn vì thế có thể trong 1-2 tháng tới giá điều nhân có thể đảo chiều. Do vậy, các nhà máy chế biến điều nên thận trọng trước tình huống này.
Dự báo xuất khẩu điều nhân của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, vì vào những tháng cuối năm các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Ấn Độ, EU và Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu phục vụ nhu cầu các dịp lễ Tết cuối năm. Giá điều nhân dự báo cũng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới theo luật cung cầu trên thị trường, vì trong thời gian qua nhiều cơ sở chế biến điều quy mô nhỏ và vừa ở cả Việt Nam và Ấn Độ giảm công suất, ngưng hoạt động lại làm cho lượng hàng cung ứng ra thị trường giảm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh