Giá heo hơi ngày 20/11/2024: Miền Bắc, miền Trung ổn định, miền Nam tăng nhẹ
Thị trường Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài trước triển vọng nâng hạng / Rất khó để có vốn xanh "giá rẻ"
Giá heo hơi tại miền Bắc
Ảnh minh họa. Ảnh: INT
Tại miền Bắc, thị trường heo hơi tiếp tục duy trì ổn định, giao dịch phổ biến trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Chi tiết, Lào Cai và Ninh Bình vẫn giữ giá giao dịch thấp nhất khu vực, đạt mức 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Trong phiên sáng nay, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên không ghi nhận biến động, giá heo hơi dao động từ 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Cụ thể, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Lâm Đồng duy trì mức giá 61.000 đồng/kg.
Những tỉnh thành khác trong khu vực vẫn thu mua heo hơi với mức giá 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay nhích nhẹ lên 1.000 đồng/kg, giao dịch từ 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Ghi nhận tại Hậu Giang và An Giang, giá lần lượt tăng lên 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.
Đồng Nai, Bình Dương, Bạc Liêu và Trà Vinh là những nơi có mức giá thấp nhất khu vực, ở mức 60.000 đồng/kg.
Ngày 20/11, giá heo hơi trên cả nước có sự chênh lệch, dao động trong khoảng từ 60.000 - 63.000 đồng/kg. Trước tình hình dịch tả heo châu Phi còn diễn biến phức tạp, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt để bảo vệ đàn heo và duy trì nguồn cung cho thị trường dịp cuối năm.
Giai đoạn này, các bên liên quan, bao gồm người chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến, cần điều chỉnh chiến lược để vừa đảm bảo lợi nhuận vừa giữ ổn định nguồn cung.
Theo thông tin từ Báo Thái Nguyên, trên địa bàn tỉnh có 1.255 trang trại chăn nuôi, chiếm hơn 45% tổng sản lượng thịt hơi của tỉnh. Trong số đó, 1.200 cơ sở chăn nuôi heo, gà áp dụng các tiêu chuẩn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm như dịch tả heo châu Phi, tụ huyết trùng, lở mồm long móng… còn diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh chăn nuôi an toàn là rất quan trọng.
Các biện pháp này không chỉ giúp kiểm soát dịch bệnh mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý tại các trang trại, đặc biệt với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.
Thời gian qua, nhiều địa phương tại Thái Nguyên đã triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và an toàn thực phẩm. Những hỗ trợ này bao gồm kỹ thuật chăn nuôi và ứng dụng công nghệ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng văn phòng 'xanh' cao cấp
EXPO 2025: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới
Cần thiết xây dựng Luật Thương mại điện tử
Bất động sản công nghiệp duy trì đà tăng trưởng mạnh
Thị trường bánh kẹo Tết: Đa dạng mẫu mã, lượng hàng tăng 10 - 15%
Giá vàng ngày 20/1/2025: Vàng chuẩn bị tăng mạnh?