Giá heo hơi ngày 4/4/2022: Miền Bắc có giá cao nhất cả nước
Hàn Quốc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách tăng cường kiểm dịch: Cơ hội cho du lịch Đà Nẵng / Bắt giữ hơn 3700 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong 3 tháng
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá heo hơi được thu mua với mức cao nhất cả nước 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc giá heo hơi ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi ở mức 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 57.000 đồng/kg.
a
Giá heo hơi ngày 4/4/2022: Miền Bắc có giá cao nhất cả nước. Ảnh: Kiều Nguyễn
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Định giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình giá heo hơi ở mức 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau giá heo hơi được thu mua với mức 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 52.000 - 55.000 đồng/kg.
Dự báo giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng
Ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn ở Sơn La tâm sự, ông đã chăn nuôi heo nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ bị dồn vào thế khó như hiện tại. Giá thức ăn chăn nuôi tính đến nay đã tăng 11 lần liên tiếp. Còn tính từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 này, giá cám 3 lần điều chỉnh tăng.
Cộng dồn mức tăng dịp này đã lên tới hơn 1.000 đồng/kg. Trung bình một con heo ăn hết 1,7-1,8 kg cám/ngày, tức cả trang trại heo của ông tiêu thụ hết 20-25 tấn cám/ngày. Nếu chỉ tính phần giá tăng dịp này thì một tháng ông mất thêm 600 - 750 triệu đồng. Giá thành chăn nuôi heo như vậy tăng lên đáng kể.Nhưng buồn thay, giá heo vẫn duy trì ở mức thấp mà còn có phần ế ẩm khó bán.
Tính toán của ông Bắc, giá thịt heo hơi ở mức thấp, giá thành lại xu hướng tăng cao, nên cứ xuất bán 1 con heo ông chịu lỗ khoảng 600.000 đồng. Đây mức lỗ khi trang trại của ông tự túc được con giống. Còn những hộ chăn nuôi phải mua cả con giống heo thì dịp này gánh lỗ 1 triệu đồng/con heo khi xuất chuồng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thế giới tiếp tục tăng cao so với cuối năm 2021. Trong đó, giá dầu đậu nành tăng khoảng 22%, đậu nành tăng khoảng 21%, khô đậu nành tăng khoảng 16%, bắp tăng khoảng 9%... dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản thành phẩm cũng tăng từ 3-13%.
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới. Sản lượng ngô và đậu tương của Mỹ và các nước Nam Mỹ, nơi sản xuất nông sản lớn trên thế giới đều giảm sau giai đoạn hạn hán nghiêm trọng kéo dài. Ngoài ra, giao tranh giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến giá ngô và lúa mì trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, giá ngô và một số nguyên liệu thức ăn công nghiệp chính tiếp tục tăng do hạn chế về nguồn cung. Bởi, Việt Nam đang nhập khẩu 20% lượng lúa mì, 3% lượng ngô làm thức ăn chăn nuôi từ Nga và Ukraina; trên 50% lượng đỗ tương nhập khẩu từ thị trường Nam Mỹ.
Trước đà tăng phi mã của giá thức ăn chăn nuôi, Chính phủ quyết định giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu từ ngày 30/12/2021 như lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô từ 5% xuống 2% để hỗ trợ người chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay, giá thức ăn chăn nuôi không những không giảm mà còn tăng cao, khiến người chăn nuôi từ nuôi heo đến gia cầm, thủy sản đều rất chật vật.
Hiện, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam vào khoảng 28-30 triệu tấn/năm, trong khi 85% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Trong năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 10 triệu tấn ngô, 2 triệu tấn đậu tương, tăng cả khối lượng lẫn giá, đưa nhóm sản phẩm chăn nuôi nhập siêu 2,96 tỷ USD. Chính vì thế, biến động giá nông sản thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu chi phí của ngành chăn nuôi trong nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024