Giá nông sản hôm nay 6/4/2025: Cà phê tiếp tục mất giá, hồ tiêu bật tăng mạnh mẽ
Chủ tịch tỉnh Bình Định: Doanh nghiệp xuất khẩu ‘không nên bỏ trứng vào một giỏ’ / Tỷ giá ngoại tệ ngày 4/4: Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng vọt
Giá cà phê giảm sâu
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Theo ghi nhận trên sàn London lúc 5h ngày 6/4/2025, giá cà phê Robusta đã ổn định trở lại sau hai phiên sụt giảm, với biên độ dao động từ 4.975 - 5.369 USD/tấn. Trong đó, mức giá hợp đồng giao tháng 5/2025 đạt 5.112 USD/tấn; tháng 7/2025 là 5.105 USD/tấn; tháng 9/2025 ở mức 5.082 USD/tấn và tháng 11/2025 được ghi nhận 5.996 USD/tấn.
Trong khi đó, tại sàn New York, giá cà phê Arabica sáng sớm 6/4 đứng yên, không biến động so với phiên trước đó, dao động trong khoảng 351.95 - 389.35 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 5/2025 ghi nhận ở mức 365.70 cent/lb; tháng 7/2025 là 363.30 cent/lb; tháng 9/2025 ở ngưỡng 359.15 cent/lb và tháng 12/2025 là 352.75 cent/lb.
Chốt phiên giao dịch, giá cà phê Arabica Brazil thể hiện xu hướng trái chiều theo từng kỳ hạn, dao động từ 436.65 - 508.00 USD/tấn. Cụ thể, hợp đồng tháng 5/2025 đạt mức 490.00 USD/tấn; tháng 7/2025 là 456.15 USD/tấn; tháng 9/2025 ghi nhận 452.00 USD/tấn và tháng 12/2025 giảm về 436.65 USD/tấn.
Dữ liệu cập nhật lúc 5h sáng nay 6/4/2025 cho thấy, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục đà sụt giảm mạnh từ 4.200 - 5.400 đồng/kg so với hôm qua, kéo giá thu mua bình quân về ngưỡng 126.300 đồng/kg.
Chi tiết cho thấy, giá cà phê tại Đắk Lắk được ghi nhận ở mức 126.000 đồng/kg; Lâm Đồng là 124.800 đồng/kg; Gia Lai duy trì ở mức 126.000 đồng/kg và tại Đắk Nông, giá tăng nhẹ lên 127.000 đồng/kg.
Việt Nam hiện đang giữ vị thế là nhà sản xuất Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ ba về xuất khẩu cà phê sang Mỹ – thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, chính sách mới từ phía Mỹ với mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với cà phê nhập khẩu từ Việt Nam đang khiến ngành cà phê trong nước đối mặt với rủi ro bị loại khỏi một thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Mức thuế cao này không chỉ ảnh hưởng nặng đến sức cạnh tranh của cà phê Việt mà còn tạo ra khoảng cách giá đáng kể với các đối thủ như Brazil, nơi chỉ bị đánh thuế 10%. Theo phân tích của chuyên gia, chênh lệch giá giữa Robusta Việt Nam và Brazil có thể lên đến 36%, tương đương 1.944 USD/tấn. Trong điều kiện thông thường, giá cà phê Robusta của Việt Nam dao động quanh mức 5.390 USD/tấn, nếu cộng thêm gần 2.000 USD thuế, chi phí đầu vào sẽ vượt mức chấp nhận được với nhà nhập khẩu Mỹ.
Các chuyên gia và nhà phân tích thị trường quốc tế cảnh báo rằng, nếu chính sách thuế này chính thức được áp dụng và duy trì lâu dài, cà phê Việt Nam có thể mất thị phần đáng kể tại Mỹ. Một số công ty rang xay tại Mỹ hiện đã có động thái chuyển hướng tìm nguồn cung từ các quốc gia khác như Brazil và Ấn Độ.
Tuy vậy, do không nhiều quốc gia có khả năng sản xuất Robusta với quy mô lớn như Việt Nam, điều này có thể dẫn đến việc Mỹ phải cạnh tranh với các thị trường nội địa xuất khẩu khác, kéo theo giá tiêu dùng trong nước tăng cao và ảnh hưởng tới người tiêu dùng cuối cùng.
Việc áp dụng mức thuế 46% cũng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp cà phê trong nước khi có nguy cơ mất đơn hàng đột ngột, nhất là trong bối cảnh kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể đạt kỷ lục 8 tỷ USD.
Hiện tại, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cùng với cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực kiến nghị Chính phủ và các tổ chức quốc tế can thiệp ngoại giao, đồng thời đề xuất loại cà phê khỏi danh sách áp thuế cao. Bên cạnh đó, ngành cà phê Việt cũng được khuyến khích mở rộng thị trường sang các khu vực ít rủi ro hơn như châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc và Trung Đông.
Hồ tiêu bật tăng mạnh trở lại
Theo thông tin cập nhật lúc 5h sáng ngày 6/4/2025, thị trường hồ tiêu nội địa đảo chiều tăng mạnh từ 2.500 - 3.000 đồng/kg sau chuỗi ngày điều chỉnh, nâng giá thu mua trung bình lên mức 154.200 đồng/kg tại các vùng trọng điểm.
Tại tỉnh Gia Lai, giá hồ tiêu hôm nay tăng thêm 2.500 đồng/kg so với phiên trước, hiện đạt mức 153.000 đồng/kg.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ghi nhận giá tiêu phục hồi mạnh, tăng 3.000 đồng/kg so với phiên giảm trước đó, đưa giá thu mua lên mức 154.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu tại Đắk Lắk bật tăng trở lại 3.000 đồng/kg so với hôm qua, nâng giá thu mua hiện tại lên 155.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước, thị trường hồ tiêu cũng đảo chiều tăng sau đợt giảm mạnh trước đó, giá hiện ở mức 154.000 đồng/kg.
Giá tiêu ở Đắk Nông hôm nay tiếp tục tăng thêm 3.000 đồng/kg, nâng mức thu mua lên 155.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, dữ liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) lúc 5h ngày 6/4/2025 cho thấy giá tiêu giữ ở mức cao và không có biến động so với hôm qua.
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung của Indonesia hiện duy trì ở mức 7.239 USD/tấn; trong khi đó, giá tiêu trắng Muntok là 10.066 USD/tấn.
Giá tiêu Malaysia vẫn ổn định so với phiên gần nhất, với tiêu đen ASTA đang được thu mua ở mức 9.850 USD/tấn và tiêu trắng ASTA là 12.300 USD/tấn.
Trong khi đó, thị trường tiêu Brazil ghi nhận sự ổn định trở lại sau khi giảm nhẹ, hiện giá tiêu đạt mức 6.950 USD/tấn.
Thị trường tiêu xuất khẩu của Việt Nam cũng duy trì ổn định và tiếp tục ở mức cao. Cụ thể, giá tiêu đen loại 500 g/l đạt 7.100 USD/tấn, loại 550 g/l là 7.300 USD/tấn và tiêu trắng hiện đang ở mức 10.100 USD/tấn.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất
Dữ liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho thấy, trong hai tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 27.400 tấn hồ tiêu các loại. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường dẫn đầu với gần 5.900 tấn, chiếm khoảng 21,5% tổng lượng xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc Mỹ mới áp thuế đối ứng lên mặt hàng tiêu nhập khẩu đang khiến giới trong ngành lo lắng. Ngày 4/4, Hiệp hội Gia vị Mỹ (ASTA) đã chính thức gửi kiến nghị đến chính phủ Mỹ phản đối chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
“Gia vị là thành phần thiết yếu trong nhiều món ăn và không thể thiếu trong ngành thực phẩm. Bà bày tỏ lo ngại rằng các mức thuế mới sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho ngành gia vị cũng như người tiêu dùng tại Mỹ.”
“ASTA đề nghị chính phủ miễn trừ thuế quan cho những loại gia vị không thể trồng tại Mỹ như hồ tiêu, vani, quế và nhục đậu khấu. Những loại này cần khí hậu nhiệt đới và không thể sản xuất với quy mô lớn trong nước. Việc áp thuế không giúp tạo thêm việc làm hay khuyến khích sản xuất nội địa, mà ngược lại, chỉ làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất thực phẩm, nhà hàng và người tiêu dùng.”
Ngoài vấn đề thuế, nhiều chuyên gia còn cảnh báo rủi ro thiếu hụt nguồn cung nếu sản lượng hồ tiêu tại các quốc gia chủ lực như Việt Nam, Indonesia và Brazil không được cải thiện sớm. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tiêu toàn cầu đang tăng, đặc biệt trong ngành chế biến thực phẩm, xu hướng giá tiêu có thể tiếp tục đi lên trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Giá vàng ngày 6/4/2025: SJC “rơi thẳng đứng”, chạm ngưỡng 100 triệu đồng/lượng
Thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận, ưu tiên đầu tư vào trải nghiệm khách hàng
Kỳ vọng mức thuế đối ứng thấp nhất với nông sản Việt
Áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/4/2025: USD bật tăng mạnh, lập đỉnh lịch sử

Giá nông sản hôm nay 6/4/2025: Cà phê tiếp tục mất giá, hồ tiêu bật tăng mạnh mẽ