Giá nông sản ngày 5/12/2023: Cà phê giảm, hồ tiêu tăng 500 đồng/kg
Giá cam sành giảm thê thảm, nông dân miền Tây đối diện thua lỗ / Giá nông sản ngày 4/12/2023: Cà phê đạt gần 60.000 đồng/kg, hồ tiêu giữ ổn định
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 58.700 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 58.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 59.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 59.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 59.500 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 59.400 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 59.700 đồng/kg, 59.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 59.500 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 58.600 - 59.700 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2024 giảm 26 USD/tấn, ở mức 2.546 USD/tấn, giao tháng 3/2024 giảm 12 USD/tấn, ở mức 2.516 USD/tấn. Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2024 giảm 4,95 cent/lb, ở mức 179,4 cent/lb, giao tháng 5/2024 giảm 4,45 cent/lb, ở mức 177,25 cent/lb.
Ảnh minh họa. Ảnh: Trần Ngọc
Hơn 30 năm trồng cà phê, lần đầu tiên bà Đào Thị Hoa ở thôn Thanh Hà, xã Đông Thanh (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) chứng kiến giá cà phê đạt mức cao kỷ lục. “Năm ngoái, cà phê robusta chỉ khoảng 40.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm hiện tại đã đạt gần 60.000 đồng/kg. Từ ngày trồng cà phê tới giờ, đây là lần đầu tôi thấy giá cà phê cao như thế”, bà Hoa khẳng định.
Giá cao biến cà phê trở thành "cơn sốt" khắp các tỉnh Tây Nguyên. Không còn cảnh thấp thỏm, sốt ruột như những năm trước khi cà phê đã chín đỏ trong vườn mà vẫn chưa thấy thương lái tới hỏi mua. Cũng không phải lo lắng, chán nản khi tiền bán cà phê không đủ chi phí phân bón, nước tưới, công chăm sóc, thu hoạch. Những ngày này, tại các vùng chuyên canh cà phê, ở đâu cũng dễ dàng bắt gặp các thương lái tới tận vườn hỏi mua cà phê. Không khí thu hoạch, mua bán, vận chuyển, sơ chế cà phê diễn ra rất sôi động. Với giá như hiện tại thì người trồng cà phê thu được lợi nhuận cao. Một người dân cho biết, gia đình có 8 sào cà phê, sản lượng ước đạt 5 tấn nhân xô. Với giá gần 60.000 đồng/kg thì sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận ước đạt khoảng 150 triệu đồng.
Tuy nhiên, “cơn sốt” giá cũng kéo theo nhiều nỗi lo. Vào mùa thu hoạch, hàng nghìn lao động tự do khắp nơi đổ lên Tây Nguyên hái cà phê thuê, trong đó có không ít thành phần bất hảo, nghiện ngập, cờ bạc... khi ăn chơi hết tiền đã trộm cắp cà phê của người dân. Anh Phạm Đức Lợi, thôn Thanh Hà, cho biết gia đình anh vừa bị kẻ xấu hái trộm khoảng 1 tấn cà phê trong vườn. Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng công an, dân phòng và tổ an ninh tự quản của các thôn, xã khu vực Tây Nguyên đã phát hiện hàng chục vụ và bắt giữ nhiều đối tượng trộm cà phê. Hầu hết các thôn, buôn, hộ gia đình phải cử người thường xuyên tuần tra, canh gác đề phòng mất trộm cà phê.
Năm nay, do cà phê giá cao, nhiều vườn cà phê chưa chín kỹ nhưng đã bị các chủ vườn thu hoạch để “chốt lời”. Nhiều nông dân có thói quen "tốt xô" cả cành khi thu hoạch nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công. Điều này dẫn tới trái xanh sau thu hoạch chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo ông Đoàn Mạnh Trình, Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Tám Trình, có trụ sở tại xã Gia Lâm (huyện Lâm Hà), thì việc làm này đang gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như thương hiệu cà phê Việt Nam.
"Nếu người dân hái xanh tỷ lệ 60%, 40% trái chín thì sau khi phơi, sơ chế sẽ hao hụt, giảm trọng lượng đi khoảng 20%. Nếu tỷ lệ 30% trái xanh, 70% trái chín thì trọng lượng giảm đi khoảng 15%. Huyện Lâm Hà có gần 40.000ha cà phê, sản lượng tạm tính khoảng 150.000 tấn, nếu hái xanh như hiện nay, tôi chỉ tính tỷ lệ hao hụt là 15%. Như vậy, khối lượng cà phê bị hao hụt là khoảng 22.000 tấn. Với giá gần 60.000 đồng/kg, số tiền hao hụt tương đương khoảng 1.320 tỷ đồng. Nhân ra toàn tỉnh Lâm Đồng thì số tiền hao hụt tương đương gần 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, việc lạm dụng hái xanh khiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm cà phê bị giảm sút”, ông Trình phân tích.
Giá nông sản ngày 5/12: Hồ tiêu tăng 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 74.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay đạt mức 71.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 71.500 - 74.500 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.996 USD/tấn, tăng 0,5%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.206 USD/tấn, tăng 0,52%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.600 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.700 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.200 USD/tấn.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (EURostat), EU đã nhập khẩu 54.316 tấn hồ tiêu trong 8 tháng đầu năm 2023, giảm 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khoảng 62% trong số đó, tương đương 33.693 tấn được nhập khẩu từthị trườngngoài khối và 20.622 tấn (38%) còn lại là giao dịch gữa các nước nội khối.
Trong đó, Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho EU với khối lượng đạt 20.993 tấn, giảm 21,1% so với cùng kỳ và chiếm đến hơn 62% tổng nhập khẩu tiêu ngoại khối của EU.
Nhập khẩu tiêu của EU từ các thị trường lớn khác cũng giảm mạnh như: Brazil đạt 5.048 tấn, giảm 49%; Indonesia đạt 1.736 tấn, giảm 48,8%; Ấn Độ đạt 1.698 tấn, giảm 28%...
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thuế nhập khẩu hồ tiêu xay hoặc nghiền (mã HS 0904) xuất khẩu sang EU giảm từ 4% xuống còn 0%.
Điều này giúp cho hồ tiêu Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nhà cung cấp khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… khi xuất khẩu vào EU.
Thứ hai, cácnhà đầu tưtrong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đa dạng sản phẩm vào các thị trường EU.
Thứ ba, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng được đánh giá cao về năng lực chế biến với tỷ lệ hàng qua chế biến hiện chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thứ tư, ngành gia vị Việt Nam nói chung và ngành hồ tiêu nói riêng đã ổn định và đang đi vào chuỗi giá trị của thế giới. Chất lượng hồ tiêu của Việt Nam cũng đang ngày một cải thiện và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Tính đến ngày 11/10, châu Âu đã có 42 cảnh báo đối với sản phẩm hồ tiêu và một số gia vị khác, trong đó có 17 trường hợp cảnh báo đối với mặc hàng tiêu đen từ Brazil do nhiễm Salmonella. Với Việt Nam, ghi nhận 2 trường hợp đối với chlorfenapyr, hexaconazole trên hồ tiêu và ớt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam