Giá vàng "nhảy múa": Người vui mừng hỉ hả, kẻ khóc hết nước mắt
Lô nhãn tươi đầu tiên của Hải Dương xuất khẩu sang loạt thị trường cao cấp / Israel sản xuất nhiên liệu từ dưa hấu
Giao dịch tại một cửa hàng vàng. (Ảnh: TTXVN)
Trong chuỗi ngày giá vàng trong nước tăng lên tiếp, có lúc gần chạm mốc 63 triệu đồng/lượng, nhiều người vui mừng hỉ hả vì đã bán lúc giá cao, tranh thủ chốt để kiếm lời. Bên cạnh đó, lượng giao dịch quá tải khiến một số tiệm vàng phải "đuổi khéo" khách tới bán vàng. Không ít người tranh thủ giờ sáng đến bán vàng nhưng vừa đến nơi bị bảo vệ cửa hàng chặn lại và thông báo rằng, do hết chỗ để xe và khách đông nên hẹn anh chiều quay lại.
Do khách đông nên nhiều tiệm vàng cũng ưu tiên giao dịch của khách mua bán vàng của cửa tiệm. Nếu là vàng mua ở nơi khác, một số tiệm đã mời khách sang nơi khác để bán.
Nhiều người khóc, cười cùng giá vàng.
Sau chuỗi ngày giá vàng trong nước tăng lên tiếp, có lúc gần chạm mốc 63 triệu đồng/lượng, mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử, giá vàng liên tục hạ. Đỉnh điểm trong 2 ngày 11 và 12/8, giá vàng SJC xuống còn 52,48 triệu đồng/lượng. Như vậy, so với đỉnh của giá vàng vào ngày 6/8 (mức 62,4 triệu đồng/lượng), giá vàng SJC trong nước mất gần 10 triệu đồng/lượng. Nhiều người đã khóc hết nước mắt vì trong phút chốc bay hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng vì đã mua vàng tại thời điểm giá kim loại này là 61 - 62 triệu đồng/lượng.
Một nghịch lý khác đang diễn ra trên thị trường vàng là khi giá đang lên mức cao nhất, người dân ùn ùn kéo nhau đi mua vào bởi kỳ vọng giá còn lên nữa. Đến thời điểm này, khi giá vàng xuống, người người xếp hàng đi bán.
Giá vàng còn lao dốc?
Mở cửa sáng nay (13/8), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 52,9 - 56,24 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên hôm qua, mức giá này tăng 340 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 160 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
Còn tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm 500 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua, niêm yết ở mức 53,5 - 56,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường thế giới, mốc 2.000 USD/ounce đã mất trong phiên 11/8 sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này đã có vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu kim loại quý lao dốc sau bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng giảm thuế thặng dư vốn, Mỹ công bố số liệu kinh tế lạc quan và tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 tại California và New York giảm.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng, sở dĩ kim loại quý này quay đầu giảm giá mạnh chủ yếu do hoạt động chốt lời và thông tin Nga đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới chế tạo và đăng ký vaccine chống COVID-19. Hoạt động bán ra đã bất ngờ dẫn tới một làn sóng bán tháo do giới đầu tư cài đặt sẵn ở các mức để cắt lỗ.
Tính từ đầu năm tới nay, vàng ghi nhận mức tăng khoảng 27%. Vàng vẫn nhận được nhiều dự báo tăng giá từ hàng loạt tổ chức tài chính uy tín trên thế giới. Theo các chuyên gia, nhiều yếu tố vẫn hỗ trợ cho triển vọng của vàng. Tuy nhiên, về ngắn hạn, vàng có thể vẫn chịu áp lực củng cố lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết