Giá vàng thế giới chiều 1/3 tăng trở lại
Góc nhìn chuyên gia: Căng thẳng Nga - Ukraine đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu, trong ngắn hạn chứng khoán là trò chơi tâm lý, nhà đầu tư nên hạn chế margin / Nhập siêu gần 1 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm
Giá vàng thế giới chiều 1/3 tăng trở lại. Ảnh: Hà Mít
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn mạnh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine leo thang, Mỹ và phương Tây liên tiếp áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết, nguy cơ gián đoạn nguồn cung ngày càng tăng, điều này tiếp tục làm tăng giá những sản phẩm như vàng và pladium khi xung đột leo thang.
Ngân hàng trung ương Nga hôm thứ Hai đã ngay lập tức có các biện pháp bảo vệ nền kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vẫn tiếp tục được triển khai. Một trong những biện pháp được thực hiện là Moscow sẽ tiếp tục mua vàng trên thị trường trong nước.
Theo đó, Nga tuyên bố chấm dứt tình trạng gián đoạn mua vàng trong hai năm do đồng Ruble của nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Ngân hàng trung ương của Nga đã phải tăng lãi suất chính lên 20%, từ 9,5%. Nga là quốc gia sở hữu vàng lớn thứ năm trên thế giới, chiếm 20% vàng dự trữ toàn cầu.
Ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng sẽ có một đợt tăng giá đối với các mặt hàng mà Nga là nhà sản xuất chính, trong bối cảnh phương Tây tăng cường các hạn chế chính trị và kinh tế đối với Moscow.
Han Tan, chuyên gia phân tích thị trường tại Exinity cho biết: “Chừng nào cuộc khủng hoảng Ukraine còn kéo dài, giá vàng sẽ không có mấy khó khăn khi duy trì trên 1.900 USD/ounce. Kim loại quý có xu hướng tăng trưởng mạnh về mức 2.000 USD nếu cuộc khủng hoảng địa chính trị này tiếp tục leo thang.
Cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất của châu Âu trong nhiều thập niên đã biến kim loại quý thành nơi trú ẩn an toàn hiệu quả hàng đầu".
Trước đó, ngày 27/2, Mỹ và các nước đồng minh đã nhất trí chặn một số ngân hàng nhất định của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Dù nhiều ngân hàng Nga, trong đó có Gazprombank, ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán đối với các giao dịch dầu khí lớn, đã thoát được lệnh trừng phạt hoàn toàn, nhưng giới đầu tư và chuyên gia cho rằng thời gian cần thiết để chuyển sang các hệ thống mới sẽ gây ra chấn động lớn cho hoạt động thương mại năng lượng này.
Các chuyên gia cho biết: “Có mối lo thực sự rằng các kênh vận chuyển sẽ bị gián đoạn vì tình hình Ukraine hiện nay”.
Vàng thường được xem là biện pháp phòng trừ rủi ro lạm phát và như một phương tiện bảo quản tài sản trong thời kỳ bất ổn về tài chính và chính trị.
Rõ ràng, vàng đã được hưởng lợi rất nhiều từ bất ổn địa chính trị. Nhu cầu vàng tăng trong suốt giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng hướng dòng tiền tới USD, trái phiếu chính phủ Mỹ (kết quả là lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm).
Trong trường hợp Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn, tâm lý thị trường chắc chắn được cải thiện và giá vàng có thể giảm sâu.
Trên thị trường trong nước, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 65.450 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,220 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 65,150 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,150 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 65,310 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,030 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 65,350 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,150 triệu đồng/lượng (bán ra).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh