Thị trường

Giá xăng dầu hôm nay (26/2): Tiếp tục giảm mạnh

Triển vọng kinh tế bị bao phủ bởi diễn biến dịch bệnh COVID-19 lan rộng khiến giá xăng dầu hôm nay tiếp tục giảm mạnh.

Giá xăng, dầu (18/2): Chờ xu hướng mới / Giá xăng, dầu (19/2): Tăng nhẹ

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo ghi nhận của Petrotimes, tính đến đầu giờ sáng ngày 26/2, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2020 đứng ở mức 50,24 USD/thùng, tăng 0,34 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 25/2, giá dầu WTI giao tháng 4/2020 đã giảm 1,24 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2020 đứng ở mức 56,61 USD/thùng, tăng 0,33 USD/thùng trong phiên nhưng giảm tới 1,33 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 25/2.

Giá dầu ngày 26/2 ghi nhận giảm mạnh sau phiên giao dịch ngày 25/2 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng tại nhiều khu vực trên thế giới.

Từ châu Á, Trung Đông, châu Âu, đến Mỹ đều đã có những cảnh báo đỏ đối với dịch bệnh này.

Tại châu Âu,Italy ghi nhận 322 ca nhiễm virus corona và số trường hợp tử vong tăng lên 11, hầu hết là người già hoặc có bệnh từ trước. Trong khi đó,Áo, Croatia và Thuỵ Sĩ cũng đã ghi nhận các ca nhiễm virus corona đầu tiên, nâng số quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch Covid-19 lên 38.

 

Tại Trung Đông, Iran đang nổi lên như là “ổ dịch” lớn khi mà hàng loạt ca nhiễm nCoV mới được ghi nhận ở Iraq, Afghanistan, Bahrain, Kuwait, Oamn, Lebanon, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thậm chí ở Canada, đều có nguồn gốc lây nhiễm từ Iran. Điều này khiến Iran nổi lên như tâm dịch Covid-19 thứ hai sau Trung Quốc, gieo rắc nỗi sợ hãi từ Kabul tới Beirut…

Hàn Quốc cũng ghi nhận ca tử vong thứ 11 liên quan tới COVID-19.

Trước diễn biến trên,Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, thế giới cần sẵn sàng cho việc dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) sẽ "gõ cửa" từng nước, vì vậy thế giới cần thay đổi tư duy để ứng phó.

Tuy nhiên, giá dầu phần nào cũng được hỗ trợ khi mà giới đầu tư “bắt đáy”, săn hàng giá rẻ với kỳ vọng OPEC+ sẽ tiếp tục duy trì cắt giảm sản lượng, đồng thời sẽ có những động thái quyết liệt hơn nhằm bình ổn cung – cầu trên thị trường dầu thô.

Diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở khu vực Trung Đông cũng phần nào dấy lên khả năng thiếu hụt nguồn cung dầu tại khu vực này thời gian tới.

 

Ngoài ra, thị trường dầu thô cũng đặt nhiều kỳ vọng vào những chính sách kích cầu, hỗ trợ kinh tế của các nền kinh tế, đặc biệt là ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm