Giải mã xu hướng bán hàng xuyên biên giới qua Mỹ
Nhìn lại năm 2023, dự báo năm 2024: Nhà ở xã hội chưa phải là đích ngắm / FED ngừng tăng lãi suất tác động thế nào đến Việt Nam?
58% các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam xác định Mỹ là thị trường hàng đầu cho mục tiêu bán hàng xuyên biên giới. Đây là số liệu vừa được hãng tư vấn Access Partnership đưa ra, khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt của thị trường này đối với các doanh nghiệp Việt.
Thực tế, trong nhiều năm qua, hàng hóa “Made in Việt Nam" đã dần xuất hiện trên các gian hàng TMĐT Mỹ cũng như các thị trường quốc tế khác. Rất nhiều doanh nghiệp Việt đã nắm bắt cơ hội để bán hàng xuyên biên giới thành công.
Chị Nga, chủ của một gian hàng bán đồ nội thất trên sàn TMĐT Amazon cho biết: “Trong mùa Black Friday vừa qua, doanh số cửa hàng đạt mức 300 ngàn USD/tháng. Con số này có thể cao hơn vào dịp cuối năm bởi Lễ giáng sinh là mùa mua sắm lớn nhất năm ở Mỹ và các nước châu Âu”.
Giải mã xu hướng bán hàng xuyên biên giới qua Mỹ. Ảnh TTK
Theo số liệu từ Amazon, trong vòng 12 tháng tính đến đầu tháng 9/2023, số lượng nhà bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%, 17 triệu sản phẩm hàng Việt đã được bán cho khách hàng toàn cầu thông qua sàn TMĐT này.
Trong nhiều điểm đến của hoạt động mở rộng kinh doanh quốc tế, thị trường TMĐT Mỹ luôn được các doanh nghiệp Việt đặc biệt quan tâm.
Theo báo cáo về người tiêu dùng toàn cầu của Nielsen, mức chi tiêu trung bình cho mua sắm trực tuyến của mỗi người tiêu dùng tại Mỹ là 858 USD/tháng, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu (511 USD/tháng).
Bên cạnh đó, với dân số 330 triệu người, cùng hạ tầng TMĐT phát triển, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ luôn được dự báo là động lực chính, thúc đẩy sự trỗi dậy của TMĐT toàn cầu.
Dù vậy, đây vẫn chưa phải là nguyên nhân chính, lý giải sức hấp dẫn đặc biệt của thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt.
Việc lên kế hoạch bán hàng xuyên biên giới qua Mỹ hiện là xu hướng tất yếu. Ảnh TTK
Nước Mỹ không chỉ là nơi người Việt định cư đông nhất trên thế giới mà còn giữ vai trò là thị trường xuất khẩu lớn nhất của người Việt trong nhiều năm gần đây.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9 vừa qua, cùng sự kiện nâng cấp mối quan hệ Việt Mỹ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, đã mở ra "cánh cửa vàng" cho các doanh nghiệp Việt đến gần hơn với một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới.
Có thể thấy, khi “đại dương xanh" của thị trường TMĐT trong nước đang dần “chuyển đỏ”, việc lên kế hoạch bán hàng xuyên biên giới qua Mỹ là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp Việt không nên bỏ lỡ.
Tuy nhiên, bán hàng quốc tế không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi các nguồn lực về nhân sự, kinh nghiệm, tài chính… còn rất hạn chế.
Chia sẻ về hành trình đồng hành cùng doanh nghiệp, đưa hàng Việt ra thị trường TMĐT quốc tế, ông Trần Tiến Khải, Tổng giám đốc TTK Global Ventures cho biết: “Việc tìm hiểu các kiến thức về điều kiện, thách thức khi bán hàng quốc tế, chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch kinh doanh và tham khảo kinh nghiệm từ người đi trước sẽ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng thành công trên con đường xuất ngoại".
Ông Trần Tiến Khải, Tổng giám đốc TTK Global Ventures. Ảnh TTK
Được biết, TTK Global Ventures là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bán hàng xuyên biên giới. Hàng trăm doanh nghiệp đã bán hàng quốc tế thành công, với doanh số tăng 400% trong 2 năm đầu tiên nhờ sự hỗ trợ của công ty này.
Các giải pháp mà TTK Global Ventures đưa ra có thể kể đến như: Dịch vụ báo cáo nghiên cứu khả thi dành cho thị trường TMĐT quốc tế, Dịch vụ khởi tạo và vận hành doanh nghiệp bán hàng xuyên biên giới, Dịch vụ hỗ trợ mua lại các gian hàng TMĐT quốc tế thành công - giải pháp tối ưu giúp rút ngắn quá trình bán hàng xuyên biên giới từ 18-24 tháng xuống còn 4-6 tháng.
Thực tế, có nhiều cách để doanh nghiệp Việt bán hàng xuyên biên giới thành công, tuy nhiên, có thể thấy, các giải pháp hỗ trợ từ những đơn vị như TTK Global Ventures sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, đẩy nhanh quá trình vươn tầm quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo