Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm ước đạt gần 96.900 tỷ đồng
Vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp / Vay vốn kinh doanh bất động sản trên địa bàn nông thôn
Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm mới đạt hơn 26% kế hoạch. (Ảnh minh họa) |
Theo thống kê của Kho bạc Nhà nước, tính đến thời điểm 31/5/2019, vốn đầu tư công giải ngân ước đạt 96.899,971 tỷ đồng, đạt 23,25% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 26,39% so kế hoạch Chính phủ giao.
Mức giải ngân này tương đương so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 đạt 23,54% kế hoạch Quốc hội giao và 24,5% kế hoạch Chính phủ giao). Tuy nhiên, so với kế hoạch năm 2019 được giao thì tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư 05 tháng đầu năm 2019 vẫn rất thấp.
Tính riêng nguồn vốn đầu tư trong cân đối, vốn đầu tư từ nguồn bội chi từ ODA và vốn bổ sung ngoài kế hoạch, đến nay một số địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt khá, trên 40% kế hoạch vốn Chính phủ giao như: Nghệ An 58,78%; Phú Thọ 49,29%; Tuyên Quang 57,91%; Nam Định 58,14%; Ninh Bình 63,14%, Lào Cai 47,36%....
Trước tình hình tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp, bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ và chương trình, kế hoạch được giao, ngay từ những tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhiều giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.
Theo đó, có 9 giải pháp đã được Bộ Tài chính tích cực triển khai như: Chủ động nắm bắt kịp thời những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân giải ngân chậm của các Bộ, ngành, địa phương và tổng hợp các vướng mắc để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; kịp thời báo cáo về tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công năm 2019 định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ quy định.
Trong đó, nêu rõ các Bộ, ngành và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp... để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ làm cơ sở đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương có các biện pháp chỉ đạo chủ đầu tư quản lý các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư ngay từ những tháng đầu năm 2019; tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh triển khai thực hiện việc giao nhận hồ sơ kiểm soát chi điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước (dịch vụ công trực tuyến); thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Thông qua đó, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian kiểm soát chi và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản….
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh