Vốn FDI tăng đột biến: Nguyên nhân do đâu?
Cơ hội xuất khẩu hàng hóa toàn cầu / Giá thuốc, thức ăn thủy sản nhảy vọt
Trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài FDI đầu tư vào nước ta tăng đột biến, cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 70%, trong đó nguồn vốn từ Trung Quốc tăng tới 450%. Các chuyên gia nhận định như thế nào về làn sóng FDI này? Câu hỏi đã được đưa ra bàn luận trong chương trình Vấn đề hôm nay, với sự tham gia của TS. Trần Toàn Thắng - Ban Dự thảo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Trần Toàn Thắng cho rằng, nếu nói đây là hiện tượng tăng đột biến thì không đúng, bởi dòng FDI từ năm 2017 đều tăng tương đối cao.
Ảnh minh họa.
"Trong 5 tháng đầu năm, dòng FDI có tăng trưởng tương đối lớn. Chúng ta cũng kỳ vọng trong năm 2019, có thể đạt kỷ lục mới về thu hút FDI", TS. Trần Toàn Thắng cho biết.
"Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chỉ là một trong những lý do tạo ra sự đột biến FDI vào Việt Nam. Ít nhất có thêm 2 lý do nữa" - TS. Trần Toàn Thắng phân tích - "Đầu tiên là hiệp định CPPP, vào năm 2019 khi bắt đầu thực hiện hiệp định này, rõ ràng CPTPP tạo ra sự kỳ vọng lớn về tăng trưởng thương mai, cũng như cơ hội xuất khẩu lớn cho các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai là do mức tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong thời gian qua, ít nhất là liên tục trong 5 năm gần đây, chúng ta luôn đạt mức tăng trưởng cao trong khu vực".
Trong đó, theo TS. Trần Toàn Thắng nguyên nhân từ trong nước là quan trọng nhất.
"Nếu so sánh Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực, chúng ta cũng có nhiều điểm tương đồng nhưng tiềm năng và triển vọng, tín hiệu cho thấy triển vọng hội nhập của Việt Nam cao hơn nhiều so với một số nước trong khu vực", TS. Trần Toàn Thắng nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng